TIÊU CHUẨN GACP-WHO: KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HÁI, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN ÍCH MẪU

TIÊU CHUẨN GACP-WHO: KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HÁI, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN ÍCH MẪU

Tiếp nối loại bài viết về GACP, hôm nay chúng ta hãy cũng tìm hiểu về cách thực hành tiêu chuẩn GACP – WHO cụ thể đối với dược liệu Ích Mẫu mà nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng nhé.

Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.) là dược liệu được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền cũng như y học hiện đại ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ích mẫu được ghi nhận là một vị thuốc quý với nhiều tác dụng như điều trị kinh nguyệt không đều, chữa máu ứ trệ, đau bụng hành kinh, chữa mề đay, viêm thận phù thũng.

Nhằm tự chủ nguồn dược liệu chất lượng tốt và tăng năng suất cây trồng, các đơn vị sản xuất dược liệu đã tiến hành xây dựng vùng trồng Ích Mẫu đạt Tiêu chuẩn GACP-WHO dựa trên những thông tin trong cuốn sổ tay Ích mẫu- Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn GACP-WHO” được biên soạn bởi Tổ chức HELVETAS Việt Nam dựa trên các kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất ý kiến đóng góp của các chuyên gia Viện Dược liệu Trung ương về Ích mẫu.

GACP-WHO: ĐỊNH NGHĨA, NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG

GACP là từ viết tắt của cụm Good Agricultural and Collection Practices – Thực hành tốt Nuôi trồng và Thu hái.

Nếu chưa có khái niệm về GACP, bạn hãy tham khảo qua bài viết này nhé: GACP là gì? Vì sao cần GACP-WHO

👉 Xem thêm về những nguyên tắc chung của GACP-WHO tại đây

THÔNG TIN CHUNG VỀ DƯỢC LIỆU ÍCH MẪU

Tên loài

Tên thường gọi: Ích mẫu

Tên địa phương: Sung úy, chói đèn, chạ linh to (Thái), Làm ngài (Tày)
Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. Họ: Bạc hà / Hoa môi (Lamiaceae)

Đặc điểm thực vật

• Cây thân cỏ sống một đến hai năm, cao 0,6m-1,2m;
• Thân vuông, ít phân nhánh, toàn thân có phủ lông
nhỏ ngắn;
• Lá mọc đối chữ thập, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa
thân hay đầu cành mà có hình dạng khác nhau;
• Lá ở gốc hơi tròn hình tim, có cuống dài và răng
cưa nông. Lá mọc giữa thân dài hơn, cuống ngắn, phiến lá xẻ thành ba thùy, hầu như không có cuống;
• Hoa mọc vòng ở kẽ lá, màu hồng hay tím hồng, nở
từ dưới thân cánh lên ngọn;
• Quả nhỏ, có ba cạnh, vỏ màu xám nâu;
• Mùa hoa vào tháng 3-5. Mùa quả vào tháng 6-7.

GACP - Đặc điểm thực vật dược liệu Ích Mẫu

Đặc điểm thực vật dược liệu Ích Mẫu

Đặc điểm phân bố và sinh thái

• Ích mẫu là loài liên nhiệt đới, mọc tự nhiên ở vùng đồng bằng và trung du, ítgặp ở vùng cao;

• Cây có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa;

Là loài cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt và đất phù sa;
• Cây ưa đất tơi xốp, thoát nước nhưng không kén
đất nên có thể trồng nhiều loại đất;
• Có trồng và mọc hoang ở dọc bờ sông, bãi hoang,
ven đường;
• Cây sinh trưởng nhanh trong mùa hè và lụi vào
khoảng giữa mùa thu. Cây có khả năng tái sinh chồi mạnh khi bị cắt sát gốc.

Giá trị sử dụng

Bộ phận dùng làm thuốc:
+ Ích mẫu (hay còn gọi là Ích mẫu thảo): Toàn
bộ phần trên mặt đất phơi hay sấy khô (Herba Leonuri)
+ Sung úy tử: Quả chín phơi hay sấy khô của cây Ích mẫu (Fructus Leonuri).
• Toàn bộ cây Ích mẫu thu hái vào dịp trổ hoa có thể dùng làm thuốc hoạt huyết và chống ứ trệ, lợi tiểu và chữa phù.
• Quả Ích mẫu có vị cay, đắng, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, làm mát gan, sáng mắt.
• Hoạt chất alcaloid của Ích mẫu có tác dụng trên tử cung, huyết áp, tim mạch, hệ thần kinh, kháng sinh đối với một số vi trùng; ngoài ra có tác dụng đối với viêm thận và phù thũng cấp

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ĐẠT CHUẨN GACP

Lựa chọn vùng trồng

• Vùng trồng cho năng suất, chất lượng dược liệu tốt nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ, những nơi có khi hậu ôn hoà, đất màu mỡ, dễ thoát nước, hơi ẩm;
• Chọn những vùng đất cao ráo, có khí hậu ôn hòa,
thuận lợi việc tưới tiêu và thoát nước. Đất trồng thuộc loại đất thịt nhẹ pha cát, nhiều mầu;
• Không chọn vùng đất thấp trũng (vùng có khả
năng thoát nước kém, dễ bị ngập úng khi mưa);
• Khu vực trồng phải có đầy đủ ánh sáng, không bị
che bóng;
• Chọn vùng trồng đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu
chuẩn GACP-WHO (xem chi tiết tại đây).

Thời vụ trồng

• Vụ Đông Xuân: gieo từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 (dương lịch). Riêng các vùng bãi, ven sông hay có nước sớm nên gieo vào giữa tháng 9, thời vụ này cho kết quả cao nhất vì hạt gieo xuống đất còn đủ ẩm, lúc này độ ẩm đất thường là 80%, nhiệt độ trung bình trong tháng là 21-23oC nên hạt nảy mầm tốt;
• Vụ xuân hè gieo từ giữa tháng 1 đến giữa tháng
2, lúc này có mưa xuân, nhiệt độ lúc này thấp hơn tháng 10-11 vì thế chọn ngày nắng ấm để gieo; 

• Vụ hè thu gieo giữa tháng 4, vụ này năng suất dược liệu thấp, ít người trồng, trừ các vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm.

Kỹ thuật sản xuất giống

TIÊU CHUẨN HẠT GIỐNG
• Mô tả hạt giống: Hạt Ích mẫu có hình tam giác, một đầu cụt, rốn hạt nằm ở đầu nhọn tiếp giáp với đế hoa.
Hạt nhỏ có chiều dài 1,5-2mm, chiều rộng hạt từ 0,5-
1mm, độ dày vỏ hạt khoảng 0,01mm, vỏ mỏng, cứng có màu nâu đen, mặt vỏ nhẵn, ruột hạt màu trắng ngà;
• Tỷ lệ số hạt chắc: ≥ 80%;
• Độ sạch bệnh: Không nhiễm virus, không nhiễm vi
khuẩn, không nhiễm nấm mốc, không có mối mọt;
• Tỷ lệ tạp: Không có tạp chất; hạt xây xát, hạt dị dạng
không quá 5%;
• Độ thuần: Không có hạt tạp;
• Độ ẩm hạt: 9-12%;
• Tỷ lệ nảy mầm > 80%.

CÁCH ĐỂ HẠT GIỐNG ÍCH MẪU
• Mùa thu hoạch quả thường vào tháng 8-10;
• Trước khi thu hoạch, chọn những ruộng có cây sinh
trưởng khỏe, không bị sâu bệnh để làm giống;
• Khi hoa trên cây đã tàn hết, quả chín đều thì thu
hoạch. Đem về nhà chất vào một chỗ, sau 4-5 ngày quả sẽ chín hết. Đem ra phơi khô, đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất, hạt lép phơi lại cho khô rồi đem bảo quản hạt để làm giống;  
Giống cần được chuẩn bị tốt, trước khi vào vụ gieo trồng cần thử lại tỷ lệ mọc mầm để xác định lượng gieo;
• Thông thường loại giống có tỷ lệ mọc mầm trên
80% thì một ha gieo trồng 2-3kg, nếu gieo thẳng hạt thì 5-6kg.

Kỹ thuật làm đất

• Làm đất tơi xốp, cày sâu để ải, nhặt sạch cỏ dại, lên luống để dễ chăm sóc;
• Luống cần làm cao 20-25cm, làm phẳng mặt luống
bằng bừa;
• Mặt luống rộng 80-100cm; rãnh luống 20-30cm

Kỹ thuật trồng

• Gieo thẳng hạt, sau đó phủ kín một lớp đất mỏng lấp kín hạt và tưới ẩm thường xuyên;
• Sau khoảng từ 5-7 ngày hạt bắt đầu mọc, cần theo
dõi để giặm tỉa định cây nhằm giữ mật độ, khoảng cách thích hợp;
• Thường để mật độ khoảng 30-35 cây/m2, khoảng
cách 20x15cm;
• Cây nào chết cần giặm ngay, cây nào còi cọc, kém
phát triển, biến dạng thì cần nhổ bỏ.

Phân bón và kỹ thuật bón phân
 

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Phân bón và kỹ thuật bón phân

LƯỢNG PHÂN BÓN (CHO 1000M2)
• Phân vi sinh: 50-60kg
• Phân tổng hợp NPK 16-16-8: 70-80kg
• Phân đạm ure: 18-21kg
Ngoài ra có thể sử dụng phân chuồng hoai mục thay
thế cho phân vi sinh và phân tổng hợp NPK 16-16-8. Lượng dùng cho 1000m2 là 1000-1200kg
KỸ THUẬT BÓN PHÂN
* Bón lót:
- Bón toàn bộ phân vi sinh và phân NPK 16-16-8 với
lượng nêu trên. Có thể thay thế bằng phân chuồng đã ủ hoai mục với lượng 1000-1200kg/1000m2.
- Bón lót toàn bộ lượng phân trên trước khi gieo hạt.
Nếu gieo vãi thì bón trên toàn bề mặt, nếu gieo
hàng thì bón theo rạch.
* Bón thúc:
Tùy thuộc vào độ sinh trưởng, phát triển của cây theo
từng thời kỳ, sử dụng phân đạm ure chủ yếu để bón thúc cho phù hợp; thông thường bón thúc vào các thời kỳ sau:
- Sau khi gieo hạt được 30 ngày: lượng tưới
5-6kg/1000m2.
• Sau khi gieo hạt được 50 ngày: bón tiếp
8-9kg/1000m2
- Sau khi gieo hạt được 65 ngày: bón tiếp
5-6kg/1000m2
Chú ý: trước thời điểm thu hoạch khoảng 15-20 ngày không bón thúc bất kỳ loại phân nào để tránh dư lượng phân bón tồn tại trong sản phẩm dược liệu.

Bảng tóm tắt lượng phân và các lần bón phân

Loại phân

ĐVT

Lượng
phân
bón cho
1000m2

Lượng bón/ 1000m2

Bón lót

Bón thúc
lần 1 (sau
gieo 30
ngày)

Bón thúc
lần 2 (sau
gieo 50
ngày)

Bón thúc
lần 3 (sau
gieo 65
ngày)

Phân vi sinh

kg

50-60

50-60

-

-

-

NPK 16:16:8

kg

70-80

70-80

-

-

-

Đạm urê

kg

18-21

-

5-6

8-9

5-6

Làm cỏ, tưới nước

• Phải định kỳ làm cỏ, xới xáo nhất là thời kỳ cây còn nhỏ để cây con không bị cỏ lấn át.
• Số lần làm cỏ tùy theo mức độ cỏ mọc. Việc làm
cỏ nên kết hợp với bón thúc đạm; xáo rãnh, hót luống nhằm tránh tình trạng ngập úng, lay đổ khi gặp mưa gió.
• Ích mẫu là cây ưa ẩm, nhưng không chịu úng. Cần
tưới nước đủ ẩm cho cây, nhất là sau khi trồng cần phải giữ ẩm thường xuyên. Nếu trời mưa to, ngập úng cần tháo nước triệt để.

QUẢN LÝ SÂU BỆNH DƯỢC LIỆU ÍCH MẪU THEO GACP-WHO

Rệp hại lá

• Đặc điểm gây hại: Ích mẫu hay bị rệp hại lá vào thời kỳ nắng hạn.

Biện pháp phòng trừ:
+ Trừ bằng cách thủ công: Ngắt bỏ các cành lá bị
rệp hại, mang đi xa ra khỏi khu ruộng rồi đốt hoặc vùi trong đất.
+ Hoặc dùng thuốc Trebon 10 EC. Cách dùng:
Phun dung dịch thuốc lên thân, lá khi rệp mới xuất hiện. Lượng dùng: 12-15ml thuốc với 10 lít nước, dùng 0,7 lít thuốc cho 1ha. Thời gian cách ly: ít nhất 14 ngày trước khi thu hoạch)
+ Ngoài ra có thể dùng Exin 2.0 SC (Cách pha:
20-25ml thuốc với 16-20 lít nước. Lượng nước phun: 400-600 lít/ha) hoặc các chế phẩm sinh học diệt trừ sâu bệnh hại.


Bệnh héo thân

• Đặc điểm gây hại: Lúc cây trưởng thành thường thấy bệnh héo thân, héo cành tuy nhiên mức độ không nhiều.
• Biện pháp phòng trừ: Biện pháp chủ yếu là tăng
cường chăm sóc, vệ sinh đồng ruộng (làm sạch cỏ, xới xáo)

THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN

Thời điểm thu hái
 

Thời điểm thu hái dược liệu Ích Mẫu theo GACP-WHO

Thời điểm thu hái dược liệu Ích Mẫu theo GACP-WHO

• Ích mẫu được thu hoạch vào thời điểm khi cây đang nở rộ hoa 70-80%, Cành, thân và lá khi thu không vàng, không bị nhiễm bệnh; không bị dính đất cát, không bị dập nát, không bị thối.
• Dược liệu không lẫn tạp các loại cây thuốc khác
hoặc cây trồng khác.


Chuẩn bị dụng cụ, vật tư trước khi thu hái

• Các dụng cụ thu hái: liềm cắt hoặc dao cắt; lưới lót hoặc bạt nhựa; xe chở, có thể bằng xe cải tiến, xe thồ thô sơ hoặc phương tiện khác tùy vào sản lượng thu hoạch; bạt lót nền phơi thảo dược; túi nilon, bao tải dứa, dây buộc; nhãn mác hàng hóa; máy cắt (thái) thuốc chuyên dụng.
• Dọn dẹp nhà kho hoặc khu vực tạm trữ, phòng
chống mối mọt, chuột, bọ, côn trùng xâm nhập.
• Tất cả các dụng cụ, vật tư sử dụng cho công tác thu
hái và sơ chế Ích mẫu cần được làm sạch, không bị gỉ sét, không bị nhiễm bẩn.

Kỹ thuật thu hái

• Cắt toàn bộ phần trên mặt đất. Không để chất đống dược liệu trên tấm lưới gây khó khăn trong quá trình vận chuyển cũng như dễ làm hỏng lưới.
• Khi cắt đạt trọng lượng khoảng 20-30kg dược liệu,
cần vận chuyển lên xe chở trước khi cắt tiếp để tránh dập nát do vận chuyển nặng và chất đầy.
• Không xếp đống dược liệu phơi ngoài nắng dễ làm
dược liệu bị hấp hơi, nhũn lá, phải có bạt lót ở dưới để tập kết dược liệu khi bốc xếp lên xe.
• Không thu hoạch hoặc ngừng thu hoạch khi trời
mưa, không khí ẩm ướt.

Vận chuyển

Theo GACP, các phương tiện sử dụng để vận chuyển Ích mẫu từ nơi thu hoạch về địa điểm chế biến cần phải được làm sạch trước khi sử dụng.
• Không dùng các phương tiện chở phân bón, thuốc
trừ sâu, gia súc, gia cầm, hóa chất, đất cát và các vật có nguy cơ gây ô nhiễm để chở dược liệu.

Trong quá trình bốc xếp dược liệu lên xe chú ý không dẫm lên dược liệu để xếp xe, không nén chặt, không kết hợp vận chuyển dược liệu với các sản phẩm khác.
• Vận chuyển về địa điểm chế biến phải tiến hành
tháo dỡ ngay dược liệu, không để trên xe lâu dược liệu dễ bị hấp hơi, ngưng tụ nước hoặc nhũn do nóng làm giảm chất lượng

Kỹ thuật sơ chế và bảo quản dược liệu
 

 

Kỹ thuật sơ chế và bảo quản dược liệu ích mẫu theo GACP-WHO

Kỹ thuật sơ chế và bảo quản dược liệu ích mẫu theo GACP-WHO

• Ích mẫu mang về cơ sở sản xuất, được dùng dưới dạng dược liệu tươi hoặc bảo quản khô để dự trữ phục vụ công đoạn sản xuất tiếp theo.
• Dược liệu được rửa sạch, loại bỏ cát, đá, tạp vật.
Để ráo dược liệu.
• Dùng máy cắt (thái) dược liệu thành từng đoạn tùy
theo yêu cầu sử dụng. Sau đó, dược liệu được làm khô bằng cách sấy hoặc phơi.
• Nếu phơi dưới ánh nắng mặt trời thì cần trải bạt
xuống nền sân để phơi, không phơi trực tiếp dược liệu xuống sân. Thường xuyên trộn hay đảo cho dược liệu khô đều và không bị hấp hơi. Cần cố gắng đạt được độ khô đồng đều để tránh nấm, mốc.
• Không được cho gia súc, gia cầm, chim chóc, côn
trùng, loài gặm nhấm và loài có hại khác vào khu vực sân phơi.
• Phơi hoặc sấy cho đến khi dược liệu khô giòn, dùng
tay bẻ cành dược liệu một cách dễ dàng không có cảm giác quánh, dai có thể đóng bao để cất trữ, độ ẩm của dược liệu khi cất trữ không quá 13%.
• Trong khi phơi nếu gặp trời mưa, phải chuyển vào
nhà và tãi mỏng, không đắp đóng dược liệu gây sinh nhiệt làm giảm chất lượng và màu sắc dược liệu.

Đóng gói, ghi nhãn và bảo quản
 

Phiếu đóng gói Ích Mẫu theo GACP-WHO

Phiếu đóng gói Ích Mẫu theo GACP-WHO

ĐÓNG GÓI
• Ích mẫu khô được đóng gói trực tiếp trong bao nilon, bên ngoài là bao dứa dầy, buộc kín. Khối lượng tịnh được đóng gói phù hợp tùy theo theo yêu cầu, mục đích sử dụng.
• Trong quá trình đóng gói, người đóng gói phải sử
dụng bảo hộ lao động, bao gồm: Mũ vải, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang.
• Khi đóng gói, không được hút thuốc, ăn uống hay
thực hiện các hành vi khác có nguy cơ làm ô nhiễm dược liệu.
GHI NHÃN
• Các thông tin cần ghi bao gồm: Tên sản phẩm, khối lượng, số lô, ngày đóng gói... Thông tin trên nhãn phải rõ ràng, không được tẩy xóa, không gạch xóa chằng chịt.
• Nếu bao bì được in nhãn sẵn thì ghi thông tin vào
theo quy định, nếu không được ghi nhãn sẵn thì việc ghi và dán nhãn phải thống nhất ở vị trí nhất định trên bao bì để thuận tiện cho công tác kiểm tra và kiểm nhập hàng,.
• Thông thường nên dán nhãn vào vị trí trên sườn
bao bì để có thể nhìn thấy nhãn dễ dàng khi bao bì đã được xếp trên kệ.
BẢO QUẢN
• Nơi tạm trữ phải tránh xa với những khu vực có chất gây ô nhiễm, xăng dầu, gia súc, gia cầm, côn trùng, loài gặm nhấm và các vật gây hại khác.
• Tạm trữ ở nơi thông thoáng, không bị ẩm mốc,
không bị dột khi trời mưa. Bảo quản dược liệu trong điều kiện nhiệt độ ≤ 30ºC, độ ẩm ≤ 70%.
• Không để bao gói dược liệu trực tiếp xuống nền
nhà, cần được cách ly giữa nền nhà và bao dược liệu bằng một lớp giá kê cao khoảng 50cm. Không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào để bảo quản dược liệu.
• Nếu trong kho bảo quản giữ được độ ẩm thường
xuyên của dược liệu < 13% thì dược liệu Ích mẫu có thể bảo quản được từ 2-3 năm.

HƯỚNG DẪN GHI CHÉP SỔ SÁCH

Các hoạt động liên quan đến trồng, chăm sóc và thu hái dược liệu phải được ghi chép cẩn thận vào SỔ GHI CHÉP phục vụ công tác quản lý chất lượng dược liệu theo hướng dẫn GACP-WHO và đảm bảo truy xuất được nguồn gốc dược liệu. Sau đây là các mẫu biểu trong SỔ GHI CHÉP khi áp dụng GACP-WHO

Bìa sổ ghi chép dược liệu Ích Mẫu theo GACP-WHO

Bìa sổ ghi chép dược liệu Ích Mẫu theo GACP-WHO

BIỂU 1: KIỂM TRA VIỆC GHI CHÉP (do cán bộ kỹ thuật ghi)

Ngày

Nội dung

Nhận xét, đánh  giá

Yêu cầu khắc      phục

Tên người kiểm  tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 2: MUA/ TIẾP NHẬN VẬT TƯ ĐẦU VÀO (giống, phân bón, thuốc BVTV…)

Ngày mua/ tiếp nhận

Tên vật tư (ghi đúng tên trên nhãn)

Số lượng (g,kg, ml, gói)

Hạn dùng

Giá mua

Tên và địa chỉ người bán

Nơi cất trữ

Ngày sử dụng

Số lượng sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 3: THEO DÕI SỬ DỤNG PHÂN BÓN

STT

Thời gian

Mã số / tên thửa

Tên phân bón (ghi đúng tên trên nhãn)

Nơi sản xuất

Số lượng

Phương pháp

Người thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 4: THEO DÕI SỬ DỤNG THUỐC BVTV

STT

Thời  gian

Mã số/ tên thửa

Loại sâu bệnh

Tên thuốc        (ghi  đúng tên trên nhãn)

Nơi sản xuất

Số lượng dùng (g,kg,ml, gói)

Phương pháp dùng

Người      thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 5: THEO DÕI SỬ DỤNG GIỐNG

Thời     gian

Nguồn gốc giống (nơi cung cấp/số lô nếu có)

Số lượng

Bộ phận dùng làm giống

Phương pháp xử lý giống

Mã số/tên thửa

Người thực hiện

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 6: THEO DÕI TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH

Thời gian

Công việc thực hiện

Mã số/tên thửa

Người thực hiện

Ghi chú (các bất thường, cách khắc phục, chi tiết hoạt động nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TIÊU CHUẨN GACP-WHO: DIỆP HẠ CHÂU

TIÊU CHUẨN GACP-WHO: KIM TIỀN THẢO

TIÊU CHUẨN GACP-WHO: CÁT CÁNH

TIÊU CHUẨN GACP-WHO: CÀ GAI LEO

TIÊU CHUẨN GACP-WHO: ĐINH LĂNG

TOP 30 DƯỢC LIỆU ĐẠT CHUẨN GACP-WHO TẠI VIỆT NAM

← Bài trước Bài sau →