TIÊU CHUẨN HỮU CƠ (ORGANIC): CÂY GỪNG - KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN

TIÊU CHUẨN HỮU CƠ (ORGANIC): CÂY GỪNG - KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN

Ở bài viết trước chúng ta đã nắm được các nguyên tắc chung khi canh tác hữu cơ các loại thực vật. Hôm nay chúng ta hãy cũng tìm hiểu về cách canh tác hữu cơ cụ thể đối với cây Gừng mà nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng nhé.

Gừng (Zingiberaceae) được trồng nhiều ở Việt Nam cũng như một số nước Đông Nam Á,  Trung Quốc, Ấn Độ và Australia. Gừng được sử dụng để chế biến gia vị, làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và pha chế đồ uống. Đặc biệt, Gừng hay còn gọi là sinh khương (gừng tươi), can khương (gừng khô) là một dược liệu được sử dụng từ rất lâu trong y học cổ truyền và y học hiện đại ở Việt Nam và trên thế giới với công dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói, làm ấm dạ dày,...

Ngày nay, nhu cầu về thực phẩm hữu cơ đang vượt xa nguồn cung ở hầu hết các nước như Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam,.. nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng này, một số doanh nghiệp đã xây dựng vùng canh tác Gừng đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản để có thể cung ứng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất Gừng hữu cơ của nhiều doanh nghiệp kết hợp với ý kiến đóng góp của các chuyên gia nông nghiệp hữu cơ như TS. Trần Thị Thanh BìnhTS. Lê Mai Nhất, Dự án “Nhân rộng sáng kiến thương mại sinh học trong lĩnh vực dược liệu ở Việt Nam”, do Liên minh châu Âu tài trợ và thực hiện bởi Tổ chức HELVETAS Việt Nam, đã biên soạn cuốn Sổ tay “Cây gừng - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn hữu cơ” nhằm giúp người sản xuất tiếp cận kiến thức và phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ: ĐỊNH NGHĨA NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợpcác chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất

Nếu chưa có khái niệm chung về nông nghiệp hữu cơ, bạn hãy tham khảo qua bài viết này nhé: Nông nghiệp hữu cơ – những điểm chính bạn cần nắm!

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÂY GỪNG

Tên loài

Tên thường gọi: Gừng

Tên địa phương: : Sinh khương, Can khương, Bào khương, Co khinh (tiếng Thái, Tày)

Tên khoa học: Zingiber officinale Rose. Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật cây Gừng

Đặc điểm thực vật cây Gừng

  • Gừng là cây thân thảo, cao 0,6-1m, lá màu xanh đậm dài 15-20cm, rộng khoảng 2cm, mặt nhẵn bóng, gân ở lá hơi nhạt, lá mọc so le, thẳng đứng, có bẹ lá, không có cuống;
  • Độ che phủ mặt đất của tán lá không cao lắm, thân ngầm phình to chứa các chất dinh dưỡng gọi là củ, xung quanh củ có các rễ tơ. Rễ và củ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt, sâu 5-20cm;
  • Gừng có ra hoa, trục hoa mọc từ gốc dài tới 15-20cm, hoa dài tới 5cm, rộng 2-3cm, màu vàng xanh, có 3 cánh hoa dài khoảng 2cm, mép cánhhoa và nhị hoa màu tím.

Đặc điểm phân bố và sinh thái

  • Gừng thích hợp với các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình hàng năm 21-27oC, lượng mưa hàng năm 1.500-2.500mm;
  • Gừng thích hợp ở nơi có độ cao dưới 1.500m so với mực nước biển;
  • Gừng cần đất tương đối tốt, có hàm lượng mùn cao, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, có khả năng giữ nước nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, không ưa đất cát và đất sét;
  • Gừng là loại cây háo nước nhưng lại không chịu được úng vì thế ruộng trồng Gừng cần phải thoát nước tốt trong mùa mưa và phải có biện pháp giữ ẩm cho đất để Gừng không bị thiếu nước

Hoa của cây Gừng

Hoa của cây Gừng

Công dụng cây Gừng

  • Gừng được sử dụng làm gia vị, tinh dầu và nhựa dầu Gừng sử dụng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và pha chế đồ uống;
  • Trong y học cổ truyền Gừng có tác dụng phát tán phong hàn, chữa cảm mạo phong hàn, làm ấm dạ dày trong trường hợp bụng đầy trướng, không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh. Ngoài ra còn có tác dụng hoá đờm, chỉ ho, lợi niệu, giải độc, khử khuẩn.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Gừng đạt chuẩn hữu cơ (organic)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Gừng đạt chuẩn hữu cơ (organic)  

Lựa chọn vùng trồng hữu cơ

  • Chọn đất hàm lượng mùn cao, tơi xốp, tầng đất dày, ít đá lẫn, có khả năng giữ và thoát nước tốt, có độ ẩm trong suốt thời gian cây sinh trưởng. Nên chọn loại đất thịt tơi xốp hoặc đất pha cát. Tránh chọn vùng đất cát và đất sét;
  • Đất có pH = 4-5,5 nhưng thích hợp nhất là pH = 5,5-7;
  • Có thể trồng Gừng dưới tán cây, độ che phủ dưới 50%, Gừng sẽ phát triển tốt với độ che phủ từ 20-30%

Thời vụ trồng

  • Ở miền Bắc, Gừng được trồng vào cuối vụ Xuân (tháng 2-4). Ở miền Nam, trồng vào đầu mùa mưa;
  • Thời gian sinh trưởng từ 9-10 tháng (tuỳ giống).

Thời vụ trồng cây Gừng organic

Thời vụ trồng cây Gừng organic

Kỹ thuật sản xuất giống đạt chuẩn hữu cơ

CHUẨN BỊ GIỐNG

  • Gừng làm giống phải để già, trên 10 tháng tuổi, không bị bệnh;
  • Gừng giống phải để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom bằng tay, không dùng dao cắt nhằm tránh lây lan mầm bệnh. Phần cắt nên chấm bột xi măng hoặc tro bếp ngay để hãm nhựa;
  • Sau bẻ hom 4-6 tiếng, xếp đều trên khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Khoảng 2- 3 ngày sau, dùng rơm mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần;
  • Sau 10-15 ngày, các hom Gừng đã nhú mắt, có thể đem trồng;
  • Lượng giống cần chuẩn bị: từ 2.500-3.000kg/ ha (1kg Gừng giống có thể cho 15-20 hom).

TIÊU CHUẨN CỦ GIỐNG

  • Chọn củ giống có đường kính >1,5cm, tươi, không sâu thối, có 1-3 mắt;
  • Khi bẻ ra thì thấy bên trong ruột của củ Gừng có màu vàng. Phía trên đỉnh sinh trưởng eo thắt lại (Điều này cho thấy Gừng đã già và phần thân tàn lụi tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động như phun muối hoặc dùng chân đạp).

Tiêu chuẩn củ Gừng làm giống

Tiêu chuẩn củ Gừng làm giống

Kỹ thuật làm đất

  • Thu gom cỏ dại và dọn vệ sinh đất trồng;
  • Cày phơi ải đất để tạo độ tơi xốp và diệt mầm bệnh trong đất;
  • Có thể dùng vôi bột để khử chua, khử khuẩn và nấm bệnh (50-60kg vôi bột/ 1000m2), rắc đều mặt luống trước khi bón các loại phân khác 1 tuần;
  • Đất bằng nên đánh luống rộng 120-150cm, cao 35-40cm;
  • Đất dốc nên rạch hàng cách hàng 40-50cm, hốc cách hốc 20-25cm, hốc sâu 25-30cm, cho phân vào hố và lấp qua một lớp đất mỏng.

Kỹ thuật trồng

  • Đặt củ giống vào hốc, mỗi hốc đặt từ 1-2 hom, cách mặt luống khoảng 15-20cm và lấp lớp đất nhỏ và tơi xốp lên củ Gừng cho đến khi bằng mặt luống rồi ấn nhẹ tay để đất tiếp xúc tốt với củ;
  • Gừng nảy chồi ngang, do đó nên đặt củ nằm ngang hoặc xuôi theo hàng trồng để chồi dễ phát triển;
  • Sau khi trồng phủ lá cây, rơm rạ lên mặt luống để tạo độ ẩm cho đất và bổ sung phân hữu cơ hoi mục.

     

    Kỹ thuật trồng Gừng đạt chuẩn hữu cơ

  • Kỹ thuật trồng Gừng đạt chuẩn hữu cơ

Phân bón và kỹ thuật bón phân

  • Tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón hóa học, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ đã hoai mục;
  • Lượng phân: 3 tấn phân chuồng đã ủ hoai mục dùng cho 1000m2 ruộng;
  • + Bón lót 2/3 số phân trên trước khi trồng.
  • + Số còn lại bón thúc kết hợp làm cỏ vun gốc khi Gừng từ 60-90 ngày tuổi.
  • Nên bổ sung chế phẩm sinh học EM (vi sinh vật có ích) cho đất nhằm thúc đẩy quá trình hấp thụ chất
  • dinh dưỡng cho Gừng phân giải các chất khó tan trong đất, giúp Gừng phát triển tốt và phòng ngừa nấm bệnh;
  • Khi sử dụng phân hữu cơ cần lưu ý sử dụng phân chuồng, phân gia súc có nguồn gốc tự nhiên, không dùng phân từ các trang trại chăn nuôi công nghiệp để tránh tình trạng tồn dư tạp chất như thuốc kích thích, hoóc-môn tăng trưởng và chất cấm.

Phân bón và kỹ thuật bón phân Gừng khi canh tác hữu cơ

Phân bón và kỹ thuật bón phân Gừng khi canh tác hữu cơ

Làm cỏ và chăm sóc

  • Sau trồng 2 tuần thì Gừng bắt đầu mọc chồi và xuất hiện lá non, nếu hốc nào không mọc thì trồng dặm thêm để Gừng mọc đều;
  • Tiến hành làm cỏ dại bằng tay, vun gốc ở các giai đoạn Gừng 30-60 ngày tuổi, 60-120 ngày tuổi và 120-150 ngày tuổi. Khi thấy cỏ dại mọc lấn át thì phải làm sạch và lấp đất quanh gốc Gừng;
  • Không làm cỏ trong các đợt nắng nóng kéo dài. Khi nhổ cỏ tránh làm đứt rễ Gừng, nếu làm đứt rễ thì cây sẽ có hiện tượng lá vàng và chết dần;
  • Đặc tính Gừng là “ăn nổi” nên cần vun gốc hoặc phủ rơm rạ, guồng guột sau trồng sẽ giúp giữ ẩm đất, giảm cỏ dại phát triển và làm tăng thêm diện tích cho các nhánh Gừng phát triển;
  • Tuyệt đối không để củ lộ khỏi mặt đất vì như thế Gừng sẽ dừng phát triển và làm giảm chất lượng cũng như giá trị thương phẩm.
  • Cách làm cỏ và chăm sóc Gừng hữu cơ

Cách làm cỏ và chăm sóc Gừng hữu cơ

QUẢN LÝ SÂU BỆNH KHI TRỒNG CÂY GỪNG

Bệnh hại

Bệnh thối vàng, cháy lá

ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI

  • Bệnh do nấm Fusarium gây nên;
  • Thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá, thường gọi là bệnh cháy lá;
  • Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây, thường gọi là bệnh thối vàng. Trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và teo lại có phủ lớp tơ màu trắng;
  • Bệnh xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài.
  • Do bệnh rất khó trị, lây lan nhanh và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Cần tiến hành thực hiện các biện pháp sau:
  • Ngay sau thu hoạch vụ trước (đối với đất trồng chuyên) hoặc trước khi tiến hành xuống giống, cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy thân cây dư thừa (nguồn lưu tồn bệnh);
  • Tránh để cây bệnh gần hoặc vứt xuống nguồn nước tưới để tránh lây lan, bố trí canh tác ở nơi không bị ngập úng;
  • Bón lót phân hữu cơ kết hợp với chế phẩm sinh học Tricô (chứa nấm Trichoderma);
  • Bón lót vôi để xử lí đất với lượng 50-60kg/1.000 m2;
  • Khi thấy Gừng bị nhiễm bệnh cần khoanh vùng và loại bỏ những cây bị bệnh, rắc vôi trên diện tích bị bệnh để tránh lây lan ra diện tích rộng.

Bệnh thối vàng, cháy lá

Bệnh thối vàng, cháy lá

Bệnh héo lụi vi khuẩn

Bệnh héo lụi vi khuẩn ở Gừng

Bệnh héo lụi vi khuẩn ở Gừng

ĐẶC ĐIỂM BỆNH

  • Triệu chứng ban đầu của bệnh là vàng nhẹ và héo các lá bên dưới, sau đó dần lên các lá phía trên, ảnh hưởng đến lá non, rồi chuyển vàng nâu toàn bộ tán lá;
  • Trong điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, toàn bộ chồi bị nhũn và héo khá nhanh, khiến lá
  • chưa kịp vàng, hóa nâu chỉ trong 3-4 ngày. Chồi nhiễm bệnh sẽ mềm và nhũn, dễ tách ra khỏi củ
  • khi nhổ lên;
  • Phần củ dưới mặt đất cũng bị nhiễm bệnh. Ban đầu mô củ biến màu, chuyển sang màu nâu tối và
  • sũng nước phần ở tâm củ. Sau đó toàn bộ củ mềm và thối nhũn. Cắt ngang củ bị bệnh, thấy có chất
  • dịch nhầy màu vàng kem ứa ra. Khi nhúng mặt cắt này vào ly nước thì thấy dịch nhầy dần tan trong
  • nước. Đây là một trong những cách đơn giản để nhận diện bệnh và phân biệt với triệu chứng với
  • bệnh thối vàng do nấm Fusarium gây ra.

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH

  • Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, đất ẩm ướt, đọng nước, úng ngập;
  • Vi khuẩn xâm nhập vào củ qua các lỗ mở tự nhiên hoặc qua vết thương trên rễ và củ hoặc do tuyến trùng hay côn trùng gây ra;
  • Bệnh lây lan trong đất, củ giống, công cụ, phương tiện, máy móc, xe cộ, nhân công, động vật di chuyển ra vào vườn;
  • Vi khuẩn gây bệnh cũng có thể lây lan qua nguồn nước, nhất là nước tưới;
  • Sử dụng củ giống nhiễm bệnh là nguyên nhân lây lan ở khoảng cách xa và diện rộng hơn;
  • Vi khuẩn có thể sống sót trên tàn dư cây nhiễm bệnh hoặc sống tự do chờ cơ hội xâm nhiễm trở lại.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1) Chọn nơi đất trồng dễ thoát nước và không bị úng ngập. Khu đất bằng cần lên luống để thoát nước tốt;

Nên chú ý vun hàng (3-5 lần) để tạo cơ hội thoát nước tốt đồng thời giúp Gừng sinh trưởng và phát triển tốt;

2) Tránh trồng vào thời điểm mưa nhiều, đất ẩm ướt vì làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cho cây trồng;

3) Bón phân cân đối và đầy đủ nhằm tăng cường sức khỏe cây;

4) Ngăn ngừa nguồn bệnh xâm nhập và lây lan:

  • Khi chuẩn bị đất trồng, chỉ sử dụng công cụ, phương tiện và vật dụng không mang nguồn bệnh hoặc đã được khử trùng thích hợp;
  • Vườn cần có rào cách ly, ngăn ngừa nguồn bệnh xâm nhập lây lan;
  • Hạn chế các phương tiện, gia súc, động vật và du khách vào vườn vì nguồn bệnh có thể xâm nhập qua đất nhiễm bệnh dính vào bàn chân, động vật, giày dép, bánh xe, công cụ chăm sóc;
  • Cây nhiễm bệnh phải được tiêu hủy, khoanh vùng cách ly và không trồng lại Gừng hoặc các cây là ký chủ của bệnh. Những vườn nhiễm nặng cần tiêu hủy và có biện pháp cách ly nhằm ngăn chặn lây lan.

5) Sử dụng củ giống sạch bệnh. Nếu tự để củ giống, phải đảm bảo lấy từ vườn cây sinh trưởng tốt và khỏe mạnh. Giống nên được bảo quản thích hợp để tránh nhiễm bệnh. Mỗi vùng nên sản xuất củ giống sạch bệnh để cung cấp cho người trồng;

6) Phân hữu cơ cần ủ hoai, đảm bảo không chứa nguồn bệnh. Có thể sử dụng biện pháp ủ nóng hay bổ sung thêm một số vi sinh vật có ích trong quá trình ủ để giảm nguy cơ nguồn bệnh có trong phân hữu cơ. Chế phẩm chứa nấm Trichoderma spp. (như Trichoderma asperellum, Trichoderma viride) có thể áp dụng bằng cách trộn với phân hữu cơ trước khi bón;

7) Bón bổ sung vôi bột để cải thiện độ pH đất nếu đất chua. Tùy loại đất và độ chua, có thể bón 200-400kg/1000m2;

8) Cần đảm bảo nước tưới không chứa nguồn bệnh. Nước mương, sông rạch, nước mặt quanh khu vực trồng Gừng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, đặt biệt là nơi có vườn nhiễm bệnh. Nên dùng nước giếng khoan vì ít có nguy cơ nhiễm vi khuẩn hơn;

9) Sau một vài vụ nên luân canh Gừng với một số cây trồng khác không phải là ký chủ của vi khuẩn Ralstonia solanacerum race 4 (khoai lang, khoai môn, cây ngô, lúa, cây đỗ tương, cây hành lá). Không xen canh với một số cây họ cà, bao gồm cây cà chua, ớt hay cà tím;

10) Tránh thu hoạch quá muộn nhằm giảm thiểu thời gian Gừng tiếp xúc với nguồn bệnh. Những vườn chớm bệnh có thể thu hoạch sớm để giảm thiệt hại. Gừng từ những vườn này không nên sử dụng để làm giống…

Sâu hại

Sâu đục thân

ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI

+ Thường xuất hiện vào đầu mùa mưa;

+ Sâu đục vào bên trong và ăn phần non, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm đáng kể năng suất Gừng.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

+ Cày ải và phơi đất trước khi trồng;

+ Sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xua đuổi các loại côn trùng;

+ Ngoài ra có thể sử dụng các loại vi sinh vật có lợi, các nấm đối kháng để xua đuổi và gây bệnh cho sâu hại.

Sâu đục thân

Sâu đục thân

THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN

Thời điểm thu hái

Xác định thời điểm thu hoạch cây Gừng

Xác định thời điểm thu hoạch cây Gừng

  • Tốt nhất nên thu hoạch Gừng sau 9 -10 tháng, đặc biệt là Gừng để làm giống. Khi thấy có lá khô, héo chuyển sang màu vàng khoảng 2/3 diện tích thì lúc đó có thể tiến hành thu hoạch;
  • Với mục đích sử dụng khác nhau (vd: làm Gừng muối) có thể thu hoạch sau trồng 4 tháng.

Chuẩn bị dụng cụ, vật tư trước khi thu hái

  • Chuẩn bị cuốc, sọt, bao để thu hoạch và chứa Gừng hữu cơ;
  • Dụng cụ thu hoạch và đựng sản phẩm hữu cơ phải riêng biệt hoặc được vệ sinh sạch sẽ

Kỹ thuật thu hái

  • Khi thu hoạch chú ý tránh làm xây xát, gãy hoặc dập củ;
  • Khi đào nên giữ cả khóm củ, cuốc xa gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ và rũ hết đất bám trên củ;
  • Gừng sạch rễ, không bị sâu và không bị thối được cho vào bao tải mới chưa quả sử dụng và được dán tem đầy đủ.

Vận chuyển

• Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh sạch sẽ, trải bạt mới và gói kín cẩn thận.

Kỹ thuật sơ chế

Kỹ thuật sơ chế Gừng theo tiêu chuẩn hữu cơ

Kỹ thuật sơ chế Gừng theo tiêu chuẩn hữu cơ

• Sau khi thu hoạch cần bảo quản Gừng ở nơi khô ráo và thoáng mát;

• Kho chứa Gừng thường và Gừng hữu cơ tốt nhất là nên tách riêng và gắn bảng ngoài cửa để phân biệt kho hàng hữu cơ;

• Nếu dùng chung 1 kho chứa thì phải có vạch sơn đỏ và biển báo để phân biệt Gừng thường và Gừng hữu cơ.

Đóng gói, ghi nhãn và bảo quản

Tất cả các bao, sọt, khay Gừng hữu cơ phải được dán tem, nhãn đầy đủ và đúng quy cách theo mẫu dưới đây:

Phiếu đóng gói Gừng theo tiêu chuẩn hữu cơ

Phiếu đóng gói Gừng theo tiêu chuẩn hữu cơ

HƯỚNG DẪN GHI CHÉP SỔ SÁCH

Bìa sổ ghi chép sản xuất Gừng hữu cơ

Bìa sổ ghi chép sản xuất Gừng hữu cơ

Các hoạt động liên quan đến trồng, chăm sóc và thu hoạch Gừng hữu cơ phải được ghi chép cẩn thận vào SỔ GHI CHÉP để phục vụ công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc và là một phần yêu cầu bắt buộc trong hệ thống kiểm soát nội bộ hữu cơ ICS. Dưới đây là các mẫu biểu trong SỔ

BIỂU 1: KẾ HOẠCH CANH TÁC HỮU CƠ HÀNG NĂM
Tên thửa ruộng:                      Diện tích:                    Sản lượng ước tính

Tên các hoạt động

Thời gian thực hiện (đánh dấu X)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Làm đất

           

 

 

Bón lót

           

 

 

Chuẩn bị giống

           

 

 

Trồng

           

 

 

Làm cỏ

           

 

 

Bón phân

           

 

 

Quản lý sâu bệnh hại

           

 

 

Làm phân ủ

           

 

 

Làm thuốc sinh học…

           

 

 

BIỂU 2: MUA/ TIẾP NHẬN VẬT TƯ ĐẦU VÀO (giống, phân bón, thuốc BVTV…)

Ngày mua/
tiếp nhận

Tên vật tư
(ghi đúng tên trên nhãn)

Số lượng
(g, kg, gói,…)

Ngày hết hạn sử dụng (nếu có)

Tên và địa chỉ người bán/ cấp

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 3: THEO DÕI Ủ PHÂN HOẠI MỤC

Thời gian
(ngày/tháng)

Mô tả công việc
(thu gom vật liệu, trộn, ủ, đảo)

Chi tiết hoạt động
(tên vật tư, số lượng, phương pháp dùng, …)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 4: THEO DÕI SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THẢO MỘC

 

Thời gian
(ngày/tháng)

Mô tả công việc
(thu gom vật liệu, trộn, ủ, đảo)

Chi tiết hoạt động
(tên vật tư, số lượng, phương pháp dùng, …)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 5: THEO DÕI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

Thời gian
(ngày/ tháng)

Mã số
thửa/Tên
thửa
)

Mô tả công việc
(trồng, bón phân, làm cỏ, …)

Chi tiết hoạt động
(tên vật tư, số lượng, cách
dùng,...)

Tên người
thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 6: THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ SÂU BỆNH

Thời gian
(ngày/ tháng)

Mã số
thửa/Tên
thửa
)

Mô tả biểu
hiện sâu
bệnh hại

Mô tả cách sử lý sâu
bệnh hại (vd: Nhổ bỏ, nếu có dùng thuốc thì ghi rõ tên thuốc, thành phần thuốc, số lượng dùng, phương pháp dùng)

Thời gian cách ly (nếu dùng thuốc)

Tên người
thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 7: THEO DÕI VIỆC THU HOẠCH VÀ BÁN SẢN PHẨM HỮU CƠ

Thời gian
(ngày/
tháng)

Mã số
thửa/Tên
thửa
)

Lượng
SP thu được (kg)

Lượng
SP bán ra (kg)

Giá bán
(đồng/kg)

Tình trạng sản phẩm (hữu cơ/
chuyển đổi)

Tên người
mua sản
phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan:

Trồng cây nghệ theo phương pháp hữu cơ 

Bài sau →