GACP LÀ GÌ? VÌ SAO CẦN GACP-WHO?

GACP LÀ GÌ? VÌ SAO CẦN GACP-WHO?

“GACP” - Với vai trò là người tiêu dùng hay một nhà sản xuất các sản phẩm về dược liệu, chắc hẳn không ít lần bạn đã bắt gặp bộ tiêu chuẩn GACP-WHO như một trong những tiêu chí bảo chứng về chất lượng sản phẩm. Vậy tiêu chuẩn GACP là gì? Tại sao lại cần phải có tiêu chuẩn GACP và nó liên quan gì đến chất lượng sản phẩm dược liệu. Hãy cùng Trung Tâm NC&SX Dược liệu Miền Trung tìm hiểu nhé!

Tiêu chuẩn GACP là gì? Định nghĩa GACP, GACP-WHO 

GACP là từ viết tắt của cụm Good Agricultural and Collection Practices – Thực hành tốt Nuôi trồng và Thu hái.

GACP-WHO là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về Thực hành tốt Trồng trọt và Thu hái dược liệu do WHO soạn thảo. Tài liệu hướng dẫn này mô tả chi tiết:

  • Các kỹ thuật và biện pháp để trồng trọt và thu hái cây thuốc một cách thích hợp
  • Lưu hồ sơ tài liệu (dữ liệu và thông tin cần thiết) trong quá trình chế biến các loại thảo dược.

GACP-WHO bao gồm hai nội dung chính:

  • GAP - Thực hành tốt trồng cây thuốc.
  • GCP - Thực hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã.

Vì sao cần tiêu chuẩn GACP-WHO trong kinh doanh và sản xuất dược liệu?

Sự phát triển của thị trường dược liệu

Sự quan tâm về các hệ thống y học cổ truyền và đặc biệt là các loại thuốc thảo dược đang ngày càng gia tăng trên thế giới. Theo WHO, trong hơn hai thập kỷ, các thị trường thảo dược quốc gia và toàn cầu đã và đang tăng trưởng nhanh chóng, mang lại rất nhiều lợi nhuận kinh tế cho doanh nghiệp và nhà nước, vào năm 2000, doanh số toàn cầu của các sản phẩm thảo dược ước tính tổng cộng lên đến 60 triệu USD. Đến năm 2021, doanh số toàn cầu của thị trường này là 230 tỷ USD, dự kiến đạt 430 tỷ USD vào năm 2028 (xem thêm về tiềm năng phát triển thị trường sản phẩm dược liệu).

Những nguy cơ tiềm tàng về chất lượng sản phẩm, sức khỏe và môi trường

Với sự phát triển như vậy, có rất nhiều loại sản phẩm dược liệu, thực phẩm chức năng được sản xuất ồ ạt trên thị trường. Điều này gây không ít khó khăn và hoang mang cho người tiêu dùng khi phải lựa chọn trước rất nhiều sản phẩm. Vấn đề về tính an toàn và chất lượng của các loại thuốc thảo dược cũng ngày càng trở thành mối quan ngại lớn của các cơ quan y tế cũng như công chúng, bởi vì lúc bấy giờ, các quy chế kiểm soát chất lượng còn nhiều lỏng lẻo.

Khi sử dụng các sản phẩm thuốc từ dược liệu, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến những hậu quả về sức khỏe, trong đó một số nguyên nhân liên quan đến nguồn nguyên liệu :

  • Sử dụng sai loại dược liệu, nhận diện sai lúc thu hái
  • Dược liệu bị thúc đẩy tăng trưởng với hóa chất/thuốc không rõ nguồn gốc
  • Dược liệu bị nhiễm các chất độc hại trong quá trình thu hái và chế biến

Có thể nói, nguồn nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn là một trong những lý do khiến thành phẩm không đạt chất lượng. Chất lượngtính an toàn của nguyên liệu dược liệu và thành phẩm phụ thuộc vào 2 yếu tố là:

  • Nội tại: gene
  • Bên ngoài: môi trường, phương pháp thu hái, cấy, thu hoạch, quy trình sơ chế, vận chuyển và bảo quản

Bên cạnh nguy cơ cho người tiêu dùng, sử dụng dược liệu không rõ nguồn gốc còn dẫn những hệ quả khác như:

  • Vì lợi nhuận, người dân thu hoạch quá mức dẫn đến các loài có nguy cơ tuyệt chủng
  • Trồng trọt và thu hái không đúng cách gây tác động xấu đến với môi trường và sinh thái

Do đó, cần có các biện pháp an toàn và kiểm soát chất lượng để khắc phục những vấn đề này, để có thể đảm bảo nguồn nguyên liệu dược liệu được cung cấp cho tiêu dùng và sản xuất có chất lượng tốt, ổn định, giá cả phải chăng và bền vững.

­à GACP-WHO đã ra đời nhằm đáp ứng những mục tiêu này.

GACP để hội nhập và xuất khẩu dược liệu

Trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, các nhà sản xuất thuốc từ dược liệu nước ngoài đã đưa rất nhiều sản phẩm vào thị trường VN. Hiện nay, 100% các quốc gia Tây Âu sử dụng nguồn nguyên liệu sạch được trồng và thu hái theo GACP. Hai quốc gia áp dụng GACP-WHO sớm nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc hiện nay là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu dược liệu trên thế giới, sau đó là Singapore, Brazil, Ấn Độ, Ai Cập…

Chính việc áp dụng GACP-WHO giúp các quốc gia này đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn nhập khẩu dược liệu khắt khe của các quốc gia Châu Âu và Mỹ.

Năm 2009, Bộ Y tế Việt Nam cũng ban hành thông tư hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc GACP-WHO nhằm bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng dược liệu – vốn là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Do đó, hơn bao giờ hết, chúng ta càng phải hiểu rõ về GACP và sớm áp dụng tiêu chuẩn này để có thể cạnh tranh được với các nước khác.

Hãy cùng Công ty Hồng Đài Việt tìm hiểu về các điểm chính trong tiêu chuẩn GACP-WHO nhé.

Các điểm chính của tiêu chuẩn GACP-WHO

Các điểm chính của Tiêu chuẩn GACP-WHO. Tìm hiểu kỹ hơn về các tiêu chuẩn GACP tại đây

A. Thực hành tốt nuôi trồng Dược Liệu

A.1. Chọn cây thuốc

Xác định dược liệu muốn trồng, lai lịch thực vật, hoặc có thể gửi mẫu lên các viện dược liệu cấp quốc gia hoặc khu vực nhờ giám định loài.

A.2. Chọn giống

Lựa chọn nhà cung cấp giống

Đánh giá và cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến lai lịch, chất lượng và tính năng nguồn giống

Kiểm tra chất lượng nguồn giống, nguồn giống phải có chất lượng thích hợp

A.3. Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây

Chọn vùng đất trồng phù hợp, tránh chọn vùng đất bị ô nhiễm do sẽ ảnh hưởng đến cây trồng.

Khảo sát các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng bao gồm:

  • Khí hậu
  • Thổ nhưỡng
  • Tưới nước và thoát nước

Đánh giá tác động của việc trồng trọt đến môi trường sinh thái xung quanh.

Biện pháp chăm sóc: bấm ngọn, nhặt nụ, tỉa cành, che nắng,...

Biện pháp bảo vệ và tăng trưởng: ở mức tối thiểu, chỉ áp dụng khi không có biện pháp nào khác. Khi áp dụng cần tuân thủ các quy định.

A.4.  Thu hoạch, thu hái

Quy định thời điểm, thời gian, bộ phận, trang thiết bị và quy trình thu hái

A.5.  Nhân sự

Tuân thủ các quy định về nhân sự khi tham gia các công đoạn nhân giống, canh tác, thu hoạch và chế biến sau thu hoạch. Nhân sự cần được huấn luyện và có trang phục thích hợp.

B. Thực hành tốt thu hái cây thuốc.

B.1. Chọn cây thuốc

Đúng loại được nêu trong các dược điển quốc gia và dược điển tham chiếu

Chuẩn bị mẫu kiểm nghiệm để nộp cho các Viện Dược Liệu quốc gia, giữ và quản bảo mẫu.

Chuyên gia thực vật học đã thực hiện việc nhận dạng.

B.2. Giấy phép

Giấy phép của cơ quan nhà nước để thu hái cây thuốc mọc hoang

Xuất khẩu: giấy phép xuất khẩu, chứng nhận kiểm dịch thực vật, giấy phép theo công ước CITES

[CITES: Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (Công ước về thương mại quốc tế các loài động , thực vật hoang dã nguy cấp)]

B.3. Lập kế hoạch

Loài và bộ phận dùng sẽ được thu hái

Mức độ, cách thức thu hái

Trách nhiệm của người tham gia công tác thu hái

Cách thức vận chuyển

B.4. Thu hái

Thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra

Lập và lưu trữ hồ sơ, nhật kí hồ sơ ghi nhận các vấn đề xảy ra trong quá trình thu hái

C. Sơ chế dược liệu

Quy định sơ chế dược liệu sau khi thu hái (phương pháp sơ chế, dụng cụ sơ chế, máy móc…)

Yêu cầu về nhân sự tham gia sơ chế (được đào tạo, có sức khoẻ…)

D. Bảo quản dược liệu

Quy định về bảo quản dược liệu trước khi đưa vào sản xuất hoặc bán ra thị trường (điều kiện bảo quản, cách bố trí kho, ghi nhãn…)

Yêu cầu về nhân sự quản lý kho bảo quản (được đào tạo, nhiệm vụ, trách nhiệm…)

E. Cơ sở vật chất và nhân lực

GACP không đơn thuần là các tiêu chuẩn và quy trình trồng cây thuốc hoặc thu hái từ cây thuốc hoang dã. Để bảo đảm các điều kiện để thực hiện tốt, GACP còn yêu cầu phải có các điều kiện bao gồm:

Cơ sở vật chất:

Phải phù hợp điều kiện tự nhiên và đối tượng trồng trọt, thu hái như: nhà làm việc, nơi phơi sấy, kho chứa, công cụ sản xuất, mặt bằng làm nơi sơ chế, phòng thực nghiệm với các thiết bị đo đạc và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Nhân lực (những người trực tiếp trồng trọt, thu hái):

  • Có sự hiểu biết và kỹ năng thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của GACP liên quan đến công việc mà họ đang làm.
  • Biết những điều gì cần tránh (ví dụ không được hoặc phải giảm đến mức tối thiểu tác động đến môi trường)
  • Biết những gì phải tuân theo (duy trì và tăng cường đa dạng sinh học trong nông trại của họ, hoặc nơi khai thác nguyên liệu, …).

Trong GACP, cơ sở vật chất và nhân lực đều quan trọng như nhau, cần phối hợp với nhau, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau.

Vùng trồng Diệp Hạ Châu đạt chuẩn GACP-WHO của Công ty TNHH Hồng Đài Việt