TIÊU CHUẨN GACP-WHO: KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HÁI, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN DIỆP HẠ CHÂU

TIÊU CHUẨN GACP-WHO: KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HÁI, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN DIỆP HẠ CHÂU

Tiếp nối loạt bài viết về GACP, hôm nay chúng ta hãy cũng tìm hiểu về cách thực hành tiêu chuẩn GACP – WHO cụ thể đối với dược liệu Diệp Hạ Châu mà công ty Hồng Đài Việt đã và đang áp dụng nhé.

Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum, Et Thonn) là một dược liệu quý trong y học cổ truyền cũng như y học hiện đại ở Việt Nam nhờ khả năng điều trị các bệnh về ganbảo vệ tế bào gan rất tốt, giúp giảm men gan cũng như các nguy cơ nhiễm độc về gan.
Nhằm tự chủ nguồn dược liệu chất lượng tốt và tăng năng suất cây trồng, Trung tâm Nghiên cứu & Sản xuất dược liệu Miền Trung – CTY TNHH Hồng Đài Việt đã tiến hành xây dựng vùng trồng Diệp Hạ Châu tại tỉnh Phú Yên đạt Tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức y tế thế giới (gọi tắt là Tiêu chuẩn GACP-WHO) dựa trên những thông tin trong cuốn sổ tay Diệp hạ châu - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn GACP-WHO” đã được biên soạn bởi Tổ chức HELVETAS Việt Nam dựa trên các kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất ý kiến đóng góp của các chuyên gia Viện Dược liệu Trung ương về Diệp hạ châu.

GACP-WHO: ĐỊNH NGHĨA, NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG

GACP là từ viết tắt của cụm Good Agricultural and Collection Practices – Thực hành tốt Nuôi trồng và Thu hái.

Nếu chưa biết về GACP, bạn hãy tham khảo qua bài viết này nhé: GACP là gì? Vì sao cần GACP-WHO

Xem thêm về những nguyên tắc chung của GACP-WHO tại đây 

THÔNG TIN CHUNG VỀ DIỆP HẠ CHÂU

Dược liệu Diệp Hạ Châu

Dược liệu Diệp Hạ Châu

Tên loài

Tên thường gọi: Diệp hạ châu đắng
Tên địa phương: Cây chó đẻ răng cưa, Chó đẻ thân xanh
Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schum, Et Thonn, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Đặc điểm thực vật

• Là cây thân thảo, cao 50-70cm. Thân nhẵn, ít phân cành, màu lục;
• Lá mọc so le, xếp hai dãy đều trên cành như một
lá kép hình lông chim, gốc lá tròn, đầu tù hơi nhọn, hai mặt lá nhẵn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới mông mốc;
• Hoa đơn tính, mọc ở kẽ lá, không có cánh hoa,
màu lục nhạt; hoa đực có cuống ngắn, xếp ở dưới hoa cái; hoa cái có cuống dài;
• Quả nang, hình cầu, nhẵn, hơi dẹt, chia làm 3
mảnh vỏ, mỗi mảnh có 2 van chứa 2 hạt; hạt hình tam giác, đường kính 1mm, có cạnh dọc và vằn ngang.

Đặc điểm phân bố và sinh thái

Diệp hạ châu là cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng;
• Cây diệp hạ châu thích hợp với nhiều loại đất. Đất
trồng tốt nhất là đất tơi xốp, nhiều mùn và giàu dinh dưỡng, đủ ẩm và thoát nước tốt;
• Độ pH thích hợp là từ 5-6,5, cây diệp hạ châu
không ưa đất quá chua hoặc quá kiềm;
• Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng

Giá trị sử dụng

Cây có vị đắng ngọt, tính mát;
• Bộ phận lá chứa nhiều hoạt chất nhất có tác dụng
làm thuốc;
• Diệp hạ châu có tác dụng bảo vệ gan cho những
người uống nhiều bia rượu, làm giảm nguy cơ nhiễm độc gan, men gan tăng.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

Lựa chọn vùng trồng theo GACP-WHO

- Lựa chọn vùng trồng diệp hạ châu phải đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn nguyên tắc của GACP-WHO (xem chi tiết phần 3.1 Lựa chọn vùng trồng);
- Vùng trồng cho năng suất, chất lượng dược liệu tốt
nhất là những vùng có khí hậu ôn hoà, nhiều nắng;
- Có nhiều loại đất có thể trồng được cây diệp hạ
châu đắng, bao gồm đất cát pha sét, đất phù sa ven sông, đất cát ven biển, đất thịt, đất màu mỡ, dễ thoát nước, hơi ẩm;
- Không chọn vùng đất thấp trũng, vùng có khả
năng thoát nước kém, dễ bị ngập úng khi mưa.

Thời vụ trồng Diệp Hạ Châu

Diêp hạ châu có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời vụ sản xuất thích hợp nhất đối với vùng cao nguyên (Cát Tiên - Lâm Đồng) là từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm;
- Với vùng duyên hải Nam Trung bộ (Phú Yên) thì
thời vụ thích hợp nhất là vào mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.

Kỹ thuật sản xuất giống

* THU HÁI HẠT GIỐNG
Chọn những ruộng có cây phát triển tốt, đồng đều, không sâu bệnh để thu lấy hạt giống.
• Thời gian thu hái: Chọn ngày nắng tốt để thu hái
hạt giống; Nên thu vào sáng sớm trời còn mát để cho hạt không bị bong ra
• Thời điểm thu hái: Khi cây trên 55 ngày tuổi,và có
nhiều trái già;
• Kỹ thuật thu hái: Dùng liềm cắt phần thân trên mặt
đất, đựng trên bạt.
• Phơi tách hạt giống:
- Phơi trên sân xi măng sạch, hoặc trên bạt
nhựa 2-3 nắng cho đến khi hạt bong ra hoàn toàn;
- Thu lấy hạt, sàng sẩy thật sạch,tiếp tục phơi
1-2 nắng, độ ẩm hạt dưới 8%;
- Năng suất: Hạt giống diệp hạ châu đắng sau
khi đã được phơi khô và sàng sẩy sạch đạt khoảng 160kg/ha.

* BẢO QUẢN HẠT GIỐNG
• Cất trữ hạt giống: Hạt giống diệp hạ châu đắng được cất trữ trong các thùng gỗ, bao PE, phuy nhựa sạch...có nắp đậy kỹ. Để nơi khô ráo, thoáng mát,tốt nhất cất trữ trong kho mát để tránh mối, mọt, kiến, côn trùng gây hại;
• Ghi nhãn:
- Các thông tin cần ghi bao gồm: Tên hạt giống,
trọng lượng, lô sản xuất, ngày cất trữ, người cất trữ;
- Thông tin trên nhãn phải ghi rõ ràng, không
được tẩy xóa, nếu ghi sai cần gạch duy nhất 1 đường (không gạch xóa chằng chịt) và ghi thông tin đúng vào bên cạnh.
• Bảo quản: Tiêu chuẩn cơ sở chất lượng hạt giống
diệp hạ châu đắng phải đạt được các chỉ số sau:
- Màu sắc: Màu nâu nhạt đồng nhất;
- Tỷ lệ nảy mầm > 85%;
- Trọng lượng 1000 hạt: 205-235 mg;
- Tỷ lệ tạp chất<5%;
- Độ ẩm < 8%;
- Không bị mốc, mọt, sâu.

Kỹ thuật làm đất

• Đất được cày bừa kỹ, phơi đất để diệt bớt côn trùng và cỏ dại. Làm sạch cỏ dại.
• Làm đất nhỏ và tơi xốp giúp cho bộ rễ phát triển
tốt.
• Nếu đất có pH dưới 5, cần bón lót với 1 tấn vôi bột/ha.
• Lên luống rộng 1-1,2m, cao 20-25cm và rãnh rộng
20-30cm, chiều dài tùy theo chiều dài của ruộng trồng.

Luống/liếp trồng Diệp Hạ Châu

Luống/liếp trồng Diệp Hạ Châu

Kỹ thuật trồng Diệp Hạ Châu đạt chuẩn GACP-WHO

XỬ LÝ HẠT GIỐNG:
• Hạt giống trước khi gieo cần ngâm trong dung dịch KMnO4 0,2% hoặc dung dịch Atonile 0,1% cho đến khi no nước, để diệt mầm bệnh bám trên mặt vỏ hạt, đồng thời kích thích hạt nảy mầm sớm và đồng loạt, sau đó ủ vào túi vải ở nhiệt độ khoảng 28-30οC và ủ 3-4 đêm. Nếu không có các dung dịch trên có thể ngâm bằng nước sạch.
GIEO HẠT:
• Khi hạt bắt đầu nứt nanh, đem trộn đều với cát mịn và gieo trực tiếp trên luống (liếp) đã chuẩn bị sẵn, lượng hạt giống cho 1 ha là 20-25kg.

• Sau khi gieo hạt, tủ một lớp rơm rạ mỏng để giữ ẩm và phải thường xuyên tưới nước đủ ẩm cho hạt nhanh mọc.
Lưu ý:
- Đề phòng kiến ăn hạt, sau khi gieo hạt cần phun xịt thuốc trừ kiến (Như Basudin, Regent xanh)
- Lượng hạt giống Diệp hạ châugieo trên một đơn
vị diện tích rất ít (2-3kg/ 1000m2) nên rất khó gieo, gieo không đều và thường bị thiếu giống vì vậy khi gieo hạt cần trộn thêm cát mịn vào hạt giống và chia phần hạt giống theo từng hàng để gieo cho đều.

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Bón lót: Diệp hạ châu có thời gian sinh trưởng ngắn (55-60 ngày) vì vậy phân bón lót rất quan trọng. Cần bón đủ
lượng phân chuồng ủ hoai mục, phân lân vi sinh tạo nguồn dinh dưỡng trong đất cung cấp kịp thời để cây sinh
trưởng và phát triển (nhất là trong 30 ngày đầu sau khi gieo hạt). Lượng phân bón lót được sử dụng như sau:

Loại

Số lượng (kg/ 1000m2)

Ghi chú

Vôi

40-70

Rải đều, xới kỹ

Phân hữu cơ vi sinh

50-100

Phân chuồng ủ hoai mục

800-1000

Lưu ý: Phân chuồng bón lót cần được ủ yếm khí (phân trộn với vôi và tủ bạt kín) nhằm tiêu diệt một số nấm bệnh và hạn chế sự nảy mầm của hạt cỏ dại trong phân chuồng. Sau khi hoàn thành bón lót, tiến hành xới đều, cào bằng phẳng mặt ruộng, đánh luống hoặc không.
Bón thúc: Thực hiện sau khi cây đã mọc lá thật và tiến hành như sau:.

Thời gian

Loại phân

Số lượng (kg/
1000m2)

Ghi chú

Lần 1: Sau khi gieo hạt
từ 17-20 ngày, cây đã
mọc được 5-6 lá thật

NPK 16-16-8TE hoặc
NPK 17-12-7

25-30

Rải vào rãnh giữa các
hàng Diệp hạ châu

Atonik hoặc phân bón
lá Thiên nông

Theo hướng dẫn trên
bao bì

Phun đều lên lá

Lần 2: Cách lần thứ
nhất 5-7 ngày, sau khi
gieo hạt 25-27 ngày

NPK 16-16-8TE hoặc
NPK 17-12-7

7-10

Rải vào rãnh giữa các
hàng Diệp hạ châu.

Phân hữu cơ (Atonik,
Phix,...)

Theo hướng dẫn trên
bao bì

Phun qua lá

Lưu ý: có thể bón lần 3 nếu thấy chiều cao cây chỉ đạt 40-50cm hoặc đất kém dinh dưỡng.

Làm cỏ, tưới nước

LÀM CỎ, TỈA CÂY:
• Diệp hạ châu đắng sẽ mọc sau gieo 5 -7 ngày, sau 10 ngày có thể bỏ vật liệu che phủ;
• Khi cây con có 3-4 lá thật cần tỉa bỏ những cây
yếu, mọc dày chỉ để lại đủ mật độ cây cách cây 7x10cm;
• Sau khi gieo từ 17-20 ngày (cây được 5-6 lá thật)
tiến hành làm cỏ, xới đất và bón thúc lần 1;
• Thường xuyên kiểm tra, quản lý cỏ dại trước mỗi
đợt bón phân nhằm hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng .
TƯỚI NƯỚC:
• Giai đoạn 15 ngày sau khi gieo: Cần tưới nước thường xuyên, lượng nước phải đủ ẩm thì cây mới phát triển được. Nên tưới bằng thùng ô-doa hoặc hệ thống tưới phun sương;
• Sau đó có thể tưới nước tràn theo rãnh với định kỳ
3-5 ngày tưới 1 lần, nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để hạn chế sự thoát hơi nước;

QUẢN LÝ SÂU BỆNH KHI TRỒNG DIỆP HẠ CHÂU

Bệnh hại

BỆNH CHẾT RẠP CÂY CON DO NẤM PSEUDOMONAS SP.
• Đặc điểm gây hại: chết rạp cây con;
• Biện pháp phòng trừ: Thực hiện theo nguyên tắc
quản lý dịch hại tổng hợp IPM và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV theo tiêu chuẩn GACP-WHO xem chi tiết mục 3.5)
- Không gieo hạt giống quá dày, bón phân cân
đối (không bón thừa đạm);
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh sớm
khi mới xuất hiện, tiến hành thu gom những cây bị bệnh đem tiêu hủy tránh lây lan sang những cây khác;
- Khi cây trồng bị mật độ cao dùng các chế
phẩm trừ nấm như chế phẩm Trichoderma và các loại thuốc trị nấm hoạt chất gốc đồng có trong danh mục thuốc được phép sử dụng như: Copper 58, Bayleton 250EC, Sameton 25WP, Score 250EC, Javimin 20SC, Metnanbut 72WP.
BỆNH DO NẤM PHYTHOPTHORA SP.,
• Đặc điểm gây hại: Gây mốc trắng trên cây;
• Biện pháp phòng trừ: Tốt nhất là gieo trồng đúng
thời vụ và nên sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ với phân chuồng, bón lót tạo độ mùn cao và khống chế được mầm bệnh.
Lưu ý: trước thời điểm thu hoạch khoảng 14 ngày không sử dụng phân bón và thuốc BVTV để tránh dư lượng phân bón và thuốc BVTV tồn tại trong sản phẩm..

Sâu hại

SÂU XÁM, SÂU HẠI LÁ (SÂU ĐO, SÂU RÓM):
• Đặc điểm gây hại: Cắn đứt ngang thân cây khi cây trên 15-20 ngày tuổi, nhưng không đáng kể, có thể bắt bằng  tay để loại bỏ;
• Biện pháp phòng trừ: Thực hiện theo nguyên tắc
quản lý dịch hại tổng hợp IPM và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV theo tiêu chuẩn GACP-WHO xem chi tiết mục 3.5)
- Nếu mật độ sâu ít, có thể bắt sâu bằng tay;
- Mật độ sâu cao có thể sử dụng các loại thuốc
trừ sâu sinh học, chế phẩm BT hoặc thuốc trừ sâu hóa học có trong danh mục được phép sử dụng, lưu ý mua thuốc ở cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV có uy tín, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc ghi trên nhãn mác bao bì, đảm bảo thời gian cách ly, ghi chép đầy đủ thông tin vào biểu 4 của sổ ghi chép thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu. Các loại thuốc trừ sâu có thể tham khảo để sử dụng như sau: Hoạt chất Abamectin (vd: Catex 1.8 EC. 3.6EC; Shepatin 50EC); chế phẩm BT là sản phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis (VD: V-BT1600 WP, Vbtusa (16000IU/mmg) WP; Biocin 16WP, Comazol (16000IU/mg) WP).
SÂU XANH:
• Đặc điểm gây hại: Ăn lá, thường xuất hiện giai đoạn cây trồng 55-60 ngày tuổi;
• Biện pháp phòng trừ: Tiến hành thu hoạch sớm
khi bị sâu phá hoại.

THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN

Thời điểm thu hái

• Diệp hạ châu đắng là cây ngắn ngày, khi cây trên 45-60 ngày tuổi, lá ở gốc chớm vàng và có dấu hiệu rụng lá thì có thể bắt đầu thu hoạch.

Chuẩn bị dụng cụ, vật tư trước khi thu hái

• Dụng cụ thu hái: liềm cắt hoặc dao cắt; lưới lót hoặc bạt nhựa; xe chở, có thể bằng xe cải tiến, xe thồ thô sơ hoặc phương tiện khác tùy vào sản lượng thu hoạch; bạt lót nền phơi thảo dược; túi nilon, bao tải dứa, dây buộc; nhãn mác hàng hóa;

• Dọn dẹp nhà kho hoặc khu vực tạm trữ, phòng chống mối mọt, chuột, bọ, côn trùng xâm nhập;
• Tất cả các dụng cụ, vật tư sử dụng cho công tác
thu hái cần được làm sạch, không bị gỉ sét, không bị nhiễm bẩn

Kỹ thuật thu hái

• Bộ phận thu hái làm dược liệu là phần thân và lá tươi;
- Dùng liềm cắt cách gốc 5-6cm, sau đó buộc lại
thành từng bó nhỏ khoảng 10kg/bó
• Loại bỏ các lá vàng, cỏ rác, tạp chất, lá sâu;
• Bó thành từng bó, đưa về điểm sơ chế;
• Không xếp đống dược liệu phơi ngoài nắng dễ làm
dược liệu bị hấp hơi, nhũn lá;
• Phải có bạt lót ở dưới để tập kết dược liệu khi bốc
xếp lên xe;
• Không thu hoạch hoặc ngừng thu hoạch khi trời
mưa, không khí ẩm ướt;
• Thu hoạch vào sáng sớm là thời điểm tốt nhất.
Chuyển về nơi chế biến không quá 4 giờ sau khi thu hoạch.

Vận chuyển
 

Phương tiện vận chuyển Diệp Hạ Châu

Phương tiện vận chuyển Diệp Hạ Châu

• Các phương tiện để vận chuyển Diệp hạ châu đắng từ nơi thu hoạch về địa điểm chế biến cần phải được làm sạch thùng chứa trước khi sử dụng;
• Không dùng các phương tiện chở phân bón, thuốc
trừ sâu, gia súc, gia cầm, hóa chất, đất cát và các vật có nguy cơ gây ô nhiễm để chở dược liệu;
• Trong quá trình bốc xếp dược liệu lên xe chú ý
không dẫm lên dược liệu, không lèn chặt, không kết hợp việc vận chuyển dược liệu với các sản phẩm khác;
• Vận chuyển về đến địa điểm sơ chế phải tiến hành
bốc dỡ dược liệu ngay, không để trên xe lâu, dược liệu tươi dễ bị hấp hơi, ngưng tụ nước hoặc nhũn do nóng làm giảm chất lượng dược liệu.

Kỹ thuật sơ chế và bảo quản dược liệu

Máy cắt rửa liên hợp

Máy cắt rửa liên hợp

• Diệp hạ châu đắng được tập kết tại điểm sơ chế, dưới có bạt lót;
• Dược liệu được rửa sạch, loại bỏ cát, đá, tạp vật,
sau đó để ráo nước;
• Dùng máy cắt (thái) dược liệu thành từng đoạn
2-4cm. Sau đó, dược liệu được làm khô bằng cách sấy hoặc phơi;
• Nếu phơi dưới ánh nắng mặt trời thì cần trải bạt
xuống nền sân để phơi, không phơi trực tiếp dược liệu xuống sân. Thường xuyên trộn hay đảo cho dược liệu khô đều và không bị hấp hơi. Cần cố gắng đạt được độ khô đồng đều để tránh nấm, mốc;
• Không được cho gia súc, gia cầm, chim chóc, côn
trùng, loài gặm nhấm và loài có hại khác vào khu vực sân phơi;
• Phơi hoặc sấy cho đến khi dược liệu khô giòn, dùng
tay bẻ cành dược liệu một cách dễ dàng không có cảm giác quánh, dai có thể đóng bao để cất trữ, độ ẩm của dược liệu khi cất trữ không quá 13%;
• Trong khi phơi nếu gặp trời mưa, phải chuyển vào
nhà và rải mỏng, không đắp đóng dược liệu gây sinh nhiệt làm giảm chất lượng và màu sắc dược liệu.

 

 

Sân phơi Diệp Hạ Châu tại Công ty Hồng Đài Việt

Sân phơi Diệp Hạ Châu tại Công ty Hồng Đài Việt

Đóng gói, ghi nhãn và bảo quản
 

Mẫu phiếu đóng gói khi áp dụng GACP-WHO

Mẫu phiếu đóng gói khi áp dụng GACP-WHO

ĐÓNG GÓI
* Đóng gói
• Diệp hạ châu đắng được đóng gói vào bao PE,
buộc kín. Khối lượng tịnh được đóng gói phù hợp tùy theo theo yêu cầu và mục đích sử dụng;
• Trong quá trình đóng gói, người đóng gói phải sử
dụng bảo hộ lao động (mũ vải, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang);
• Khi đóng gói, không được hút thuốc, ăn uống hay
thực hiện các hành vi khác có nguy cơ làm ô nhiễm dược liệu.
* Ghi nhãn (Thực hiện theo
tiêu chuẩn GACP-WHO trong mục 3.10. Ghi chép sổ sách và truy xuất nguồn gốc)

Mẫu nhãn dược liệu của cơ sở:

BẢO QUẢN VÀ LƯU KHO
• Dược liệu khô có độ ẩm dưới 12%, bảo quản trong núi ni-lon để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc, mọt;
• Cao khô được bảo quản trong túi PE và túi nhôm
hàn kín, để nơi khô ráo và thoáng mát;
• Nơi lưu trữ dược liệu phải tránh xa với những khu
vực có chất gây ô nhiễm, xăng dầu, gia súc, gia cầm, côn trùng, loài gặm nhấm và các vật gây hại khác. Tạm trữ ở nơi thông thoáng, không bị ẩm mốc, tránh nước mưa;
• Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô, nhiệt độ không
quá 30οC, tránh ánh sáng trực tiếp;
• Bảo quản trong kho, giá đỡ phải cách tường 5cm
và cách mặt đất khoảng 10cm;
• Kiểm tra định kỳ;
• Không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào để bảo
quản dược liệu.

Kiện dược liệu Diệp Hạ Châu đắng

Kiện dược liệu Diệp Hạ Châu đắng

HƯỚNG DẪN GHI CHÉP SỔ SÁCH

Các hoạt động liên quan đến trồng, chăm sóc và thu hái dược liệu phải được ghi chép cẩn thận vào SỔ GHI CHÉP phục vụ công tác quản lý chất lượng dược liệu theo hướng dẫn GACP-WHO và đảm bảo truy xuất được nguồn gốc dược liệu. Sau đây là các mẫu biểu trong SỔ GHI CHÉP khi áp dụng GACP-WHO

Bìa sổ ghi chép dược liệu Diệp Hạ Châu theo GACP-WHO

Bìa sổ ghi chép dược liệu Diệp Hạ Châu theo GACP-WHO

BIỂU 1: KIỂM TRA VIỆC GHI CHÉP (do cán bộ kỹ thuật ghi)

Ngày

Nội dung

Nhận xét, đánh  giá

Yêu cầu khắc      phục

Tên người kiểm  tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 2: MUA/ TIẾP NHẬN VẬT TƯ ĐẦU VÀO (giống, phân bón, thuốc BVTV…)

Ngày mua/ tiếp nhận

Tên vật tư (ghi đúng tên trên nhãn)

Số lượng (g,kg, ml, gói)

Hạn dùng

Giá mua

Tên và địa chỉ người bán

Nơi cất trữ

Ngày sử dụng

Số lượng sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 3: THEO DÕI SỬ DỤNG PHÂN BÓN

STT

Thời gian

Mã số / tên thửa

Tên phân bón (ghi đúng tên trên nhãn)

Nơi sản xuất

Số lượng

Phương pháp

Người thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 4: THEO DÕI SỬ DỤNG THUỐC BVTV

STT

Thời  gian

Mã số/ tên thửa

Loại sâu bệnh

Tên thuốc        (ghi  đúng tên trên nhãn)

Nơi sản xuất

Số lượng dùng (g,kg,ml, gói)

Phương pháp dùng

Người      thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 5: THEO DÕI SỬ DỤNG GIỐNG

Thời     gian

Nguồn gốc giống (nơi cung cấp/số lô nếu có)

Số lượng

Bộ phận dùng làm giống

Phương pháp xử lý giống

Mã số/tên thửa

Người thực hiện

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 6: THEO DÕI TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH

Thời gian

Công việc thực hiện

Mã số/tên thửa

Người thực hiện

Ghi chú (các bất thường, cách khắc phục, chi tiết hoạt động nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TIÊU CHUẨN GACP-WHO: ÍCH MẪU

TIÊU CHUẨN GACP-WHO: CÁT CÁNH

TIÊU CHUẨN GACP-WHO: CÀ GAI LEO

TIÊU CHUẨN GACP-WHO: ĐINH LĂNG

TOP 30 DƯỢC LIỆU ĐẠT CHUẨN GACP-WHO TẠI VIỆT NAM

← Bài trước Bài sau →