TIÊU CHUẨN GACP-WHO: KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HÁI, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN KIM TIỀN THẢO
- Người viết: DS. Nguyễn Thị Cẩm Trâm lúc
- Tin chuyên ngành
Tiếp nối loại bài viết về GACP, hôm nay chúng ta hãy cũng tìm hiểu về cách thực hành tiêu chuẩn GACP – WHO cụ thể đối với dược liệu Kim Tiền Thảo mà nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng nhé.
Kim tiền thảo (Desmodium styracifolii (Osb.) Merr.) là một dược liệu quý trong y học cổ truyền cũng như y học hiện đại ở Việt Nam với bộ phận được dùng làm thuốc là thân và lá, với các công dụng như điều trị viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật, phù thũng do viêm thận.
Nhằm tự chủ nguồn dược liệu chất lượng tốt và tăng năng suất cây trồng, các đơn vị sản xuất dược liệu đã tiến hành xây dựng vùng trồng Kim tiền thảo đạt Tiêu chuẩn GACP-WHO dựa trên những thông tin trong cuốn sổ tay “Kim Tiền Thảo - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn GACP-WHO” đã được biên soạn bởi Tổ chức HELVETAS Việt Nam dựa trên các kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất và ý kiến đóng góp của các chuyên gia Viện Dược liệu Trung ương về Kim Tiền Thảo.
GACP-WHO: ĐỊNH NGHĨA, NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG
GACP là từ viết tắt của cụm Good Agricultural and Collection Practices – Thực hành tốt Nuôi trồng và Thu hái.
Nếu chưa có khái niệm về GACP, bạn hãy tham khảo qua bài viết này nhé: GACP là gì? Vì sao cần GACP-WHO <insert link>
Xem thêm về những nguyên tắc chung của GACP-WHO tại đây.
THÔNG TIN CHUNG VỀ DƯỢC LIỆU KIM TIỀN THẢO
Tên loài
Tên thường gọi: Kim tiền thảo
Tên địa phương: Đồng tiền lông, vẩy rồng, mắt trâu
Tên khoa học: Desmodium styracifolii (Osb.) Merr. thuộc họ Đậu (Fabaceae)
Đặc điểm thực vật
Đặc điểm dược liệu kim tiền thảo
Cây nhỏ cao 40-80cm, mọc bò. Thân rạp xuống, đâm rễ ở gốc rồi mọc đứng;
• Cành non hình trụ, khía vằn và có lông nhung màu gỉ sắt;
• Lá mọc so le gồm một hoặc ba lá chét, dài 2,5- 4,5cm, rộng 2-4cm, lá chét giữa hình mắt chim, các lá chét bên hình bầu dục, mắt chim; mặt trên lá màu lục lờ và nhẵn, mặt dưới có lông trắng bạc và mềm;
• Cụm hoa chùm hay chùy ở nách hay ở ngọn, có lông mềm màu hung hung, thường có lá ở gốc các hoa. Hoa màu hồng, xếp 2-3 cái một;
• Quả thõng, hơi cong hình cung, có ba đốt;
• Kim tiền thảo ra hoa tháng 6-9, kết quả tháng 9-10.
Đặc điểm phân bố và sinh thái
• Cây Kim tiền thảo ưa sống ở vùng đất cao, tốt nhất là có độ cao 600m so với mực nước biển và thuộc vùng trung du;
• Cây Kim tiền thảo thích hợp điều kiện nhiệt độ nóng ẩm hoặc ẩm mát, đất ít chua, có thành phần cơ giới trung bình, ẩm và thoát nước;
• Là cây ưa sáng, sống lưu liên, tái sinh hạt, chồi gốc, chồi thân, chồi cành đều khỏe. Với các đặc điểm hình thái và sinh thái của cây Kim tiền thảo không có đòi hỏi khắt khe về điều kiện khí hậu, rất phù hợp với các điều kiện đất sườn đồi và đất vàn cao
Giá trị sử dụng
• Bộ phận sử dụng làm thuốc là thân, lá.
• Kim tiền thảo vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, tiêu thũng bài thạch, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật, phù thũng do viêm thận, hoàng đản (vàngda), tích tụ, ung thũng...
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
Kỹ thuật trồng và chăm sóc dược liệu Kim Tiền Thảo đạt chuẩn GACP
Lựa chọn vùng trồng theo GACP-WHO
• Lựa chọn vùng trồng Kim tiền thảo phải đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn nguyên tắc của GACP-WHO (xem chi tiết phần 3.1. Lựa chọn vùng trồng); <chèn link bài tóm tắt tiêu chuẩn>
• Vùng trồng cho năng suất, chất lượng dược liệu tốt nhất là những vùng có khí hậu ôn hoà, nhiều nắng.
Thời vụ trồng
Thời vụ ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ hiện nay là gieo hạt vào trung tuần tháng 3, trồng cây con vào trung tuần tháng 5.
Kỹ thuật sản xuất giống đạt chuẩn GACP
YÊU CẦU VỀ GIỐNG
Kim tiền thảo có thể trồng bằng hom thân hoặc cành nhưng tốt nhất là bằng hạt vì hạt giống sẵn và đỡ tốn công hơn.
• Ruộng để thu hạt làm giống không thu thân lá. Vào tháng 6-7 Kim tiền thảo ra hoa kết quả, thu hoạch hạt vào tháng 9 tháng 10 trong năm;
• Hoa ra theo kiểu vô hạn, quả chín không tập trung. Chọn những quả chín có màu nâu xám thu hoạch, cứ 3-5 ngày thu hoạch một đợt;
• Sau khi thu hoạch về phơi trong nắng nhẹ, cho đến khi vỏ quả khô nứt ra, đập lấy hạt. Loại bỏ tạp chất, phơi tiếp cho hạt khô đảm bảo độ ẩm 12%, cho vào túi nilon bảo quản trong điều kiện khô ráo, kín. Hoặc bảo quản trong kho lạnh;
• Hạt giống Kim tiền thảo dùng để trồng phải có chất lượng tốt, sạch bệnh và không bị lẫn tạp;
• Nếu để quả chín mà gặp trời mưa to sẽ làm rụng quả, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng hạt.
Tiêu chuẩn chất lượng hạt giống:
- Quả đậu thõng xuống, hơi cong hình cung, có 3 đốt thắt lại. Quả thường 3 hạt mầu đen, hoặc màu đỏ, hình thận tròn;
- Tỷ lệ hạt chắc: trên 85%;
- Khối lượng 1000 hạt: 2 gam;
- Tỷ lệ nảy mầm trên 70%;
- Nhiệt độ nảy mầm tối ưu: 350C.
Sau khi thu hoạch hạt, loại bỏ hết tạp chất, phơi khô đạt độ ẩm cần thiết, cho hạt và túi nylon đem bảo quản. Mỗi ha có thể thu được từ 300-500 kg hạt giống.
KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY GIỐNG
• Vỏ hạt Kim tiền thảo khá dầy, khi gieo hạt khó mọc mầm, tỷ lệ mọc mầm thấp (dưới 50%), thời gian mọc mầm kéo dài (trên 30 ngày). Vì vậy trước khi gieo hạt cần phải xử lý làm mỏng vỏ hạt bằng cách ngâm hạt trong nước ẩm khoảng từ 40-500C (3 sôi + 2 lạnh) trong 4 -5 giờ, vớt ra để ráo;
Đất gieo hạt cần chọn đất tơi xốp, làm đất nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 25cm, rộng 90cm để dễ chăm sóc. Sau khi gieo hạt phủ kín một lớp đất mỏng lấp kín hạt sau đó phủ rơm rạ và tưới ẩm thường xuyên. Nếu xử lý hạt tốt, nhiệt độ nơi gieo hạt khoảng 350C thì chỉ sau khi gieo từ 3-4 ngày là hạt mọc;
• Thời gian hạt nảy mầm hết có thể từ 10-20 ngày. Khi hạt đã nảy mầm và nhú khỏi mặt đất cần dọn bỏ lớp rơm rạ phủ để cây con không bị mắc vào rơm rạ và có thể đón nhận ánh sáng mặt trời;
• Phân bón đối với vườn ươm giống: Cần 15 tấn phân chuồng hoai mục/ha, kết hợp với 200kg NPK tổng hợp bón lót trước khi gieo hạt. Sau khi gieo hạt được một tháng cần tưới thúc phân đạm với lượng 50-80kg urê/ ha. Nếu thấy cây sinh trưởng chậm, có biểu hiện thiếu đạm cần bón bổ sung với lượng 40-50kg urê/ha, ngừng bón đạm trước khi trồng 13-15 ngày;
Tiêu chuẩn cây con (cây giống xuất vườn): cây con có chiều cao từ 10-15cm. Số lá từ 5-7 lá, cây con khỏe xanh tốt, không bị cụt ngọn sẽ đạt tiêu chuẩn bứng ra trồng ở ruộng sản xuất
Kỹ thuật làm đất
• Đất trồng Kim tiền thảo cần được cày sâu, được làm tơi nhỏ, nhặt sạch cỏ dại sau đó lên luống;
• Luống cao 25cm, làm phẳng mặt luống. Khoảng cách giữa 2 luống từ 20-30cm để thuận tiện thu hoạch và chăm sóc;
• Việc bón lót phân được thực hiện cùng quá trình làm luống (sẽ trình bày ở mục Kỹ thuật bón phân).
Kỹ thuật trồng
MẬT ĐỘ, KHOẢNG CÁCH
• Khoảng cách trồng Kim tiền thảo thích hợp là 30 x 30cm;
• Mật độ trồng cây: 1.900-2.100 cây/sào 360m2.
KỸ THUẬT TRỒNG
• Trước khi đánh cây đi trồng cần tưới ẩm và đánh bầu cây con để tránh đứt rễ, làm như vậy đảm bảo tỷ lệ cây sống cao;
Khi trồng: bổ hốc với khoảng cách 30x30cm, bón lót phân chuồng và phân NPK vào hốc, đảo đều phân trong đất;
• Đặt cây vào giữa hố, lấp đất xung quanh bầu cây rồi ấn nhẹ để lèn đất, sau đó phủ thêm 1 lớp đất nữa cho kín cổ rễ;
• Trong tháng đầu cần thường xuyên thăm đồng, tưới nước cho cây mới trồng đủ ẩm, nhanh bén rễ.
Phân bón và kỹ thuật bón phân
• Phân bón lót: Phân chuồng hoai mục 15-20 tấn/ha, có thể bón theo hốc hoặc rải đều phân
trên mặt luống, sau đó lấp đất kín phân;
• Bón thúc: Phân tổng hợp NPK lượng 700kg/ha;
- Bón thúc lần 1: sau khi trồng 10-15 ngày lượng 200kg/ha;
- Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 50-55 ngày lượng 500kg/ha.
Lưu ý: trước thời điểm thu hoạch khoảng 40 ngày KHÔNG bón thúc bất kỳ loại phân nào để tránh dư lượng phân bón tồn tại trong sản phẩm dược liệu.
QUẢN LÝ SÂU BỆNH KHI TRỒNG KIM TIỀN THẢO
Bệnh hại
Kim tiền thảo ít bị sâu bệnh phá hại. Mới chỉ thấy có bệnh phấn trắng phát sinh vào mùa đông xuân khi trời âm u kéo dài, độ ẩm không khí cao.
Biện pháp phòng trừ: Thực hiện theo nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp IPM và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV theo tiêu chuẩn GACP-WHO xem chi tiết mục 3.5).
• Nếu gặp sâu bọ ăn lá ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học như E70, Emmaben,Exin 2.0SC, Exin SAT;
• Khi cây bị bệnh khô lá theo đám đôngcần dùng Daconil 75 WP phun với nồng độ được hướng dẫn trên bao bì;
• Sâu xám phá hại cây con trong giai đoạn vườn ươm, có thể dùng Basudin rắc vào buổi chiều tối, liều lượng khoảng 25-27kg
THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN
Thời điểm thu hái
Xác định thời điểm thu hoạch dược liệu Kim Tiền Thảo
Kim tiền thảo cho thu hoạch 3 lứa/năm. Lứa đầu tiên sau khi trồng khoảng 3 tháng khi cây đạt được đến độ cao trên 80cm, cây bắt đầu ra hoa, quả thì thu hoạch lứa 1. Thu hoạch lứa 02 và 03 thường 30-40 ngày sau thu hoạch lần trước đó. Lần thứ 03 thu hái hết và dọn bỏ cây
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư trước khi thu hái
• Các dụng cụ thu hái: liềm cắt hoặc dao cắt; lưới lót hoặc bạt nhựa; xe chở, có thể bằng xe cải tiến, xe thồ thô sơ hoặc phương tiện khác tùy vào sản lượng thu hoạch; bạt lót nền phơi thảo dược; túi nilon, bao tải dứa, dây buộc; nhãn mác hàng hóa; máy cắt (thái) thuốc chuyên dụng.
• Dọn dẹp nhà kho hoặc khu vực tạm trữ, phòng chống mối mọt, chuột, bọ, côn trùng xâm nhập.
• Tất cả các dụng cụ, vật tư sử dụng cho công tác thu hái và sơ Kim tiền thảo cần được làm sạch, không bị gỉ sét, không bị nhiễm bẩn.
Kỹ thuật thu hái
Bộ phận thu hái là cành và lá. Yêu cầu tiêu chuẩn dược liệu tươi bao gồm:
• Thu hoạch đúng thời điểm theo hướng dẫn;
• Cành, thân và lá không bị nhiễm bệnh;
• Tỷ lệ lá phải chiếm trên 30%;
• Tỷ lệ tạp chất và thân già, rễ không quá 5%;
• Cành, thân và lá sạch không bị dính đất cát, không bị dập nát, không bị thối.
CÁCH THU HÁI:
• Chọn ngày nắng ráo, Không thu hoạch hoặc ngừng thu hoạch khi trời mưa, không khí ẩm ướt;
• Thu hái lứa 01, 02: Cắt cách gốc 3cm, cắt các cành đạt tiêu chuẩn;
• Thu hái lứa 3: cắt toàn bộ phần trên mặt đất;
• Không để chất đống dược liệu trên tấm lưới và sẽ khó khăn trong quá trình vận chuyển cũng như dễ làm hỏng lưới;
• Khi cắt đạt trọng lượng khoảng 20-30kg cành lá tươi, bó/gom lại và vận chuyển lên xe trở trước khi cắt tiếp để tránh dập nát do vận chuyển nặng và chất dầy;
• Không xếp đống dược liệu phơi ngoài nắng dễ làm dược liệu bị hấp hơi, nhũn lá, phải có bạt lót ở dưới để tập kết dược liệu khi bốc xếp lên xe.
Vận chuyển
• Các phương tiện sử dụng để vận chuyển Kim tiền thảo từ nơi thu hoạch về địa điểm chế biến cần phải được làm sạch trước khi sử dụng.
• Không dùng các phương tiện chở phân bón, thuốc trừ sâu, gia súc, gia cầm, hóa chất, đất cát và các vật có nguy cơ gây ô nhiễm để chở dược liệu.
Trong quá trình bốc xếp dược liệu lên xe chú ý không dẫm lên dược liệu để xếp xe, không nén chặt, không kết hợp vận chuyển dược liệu với các sản phẩm khác.
• Vận chuyển về địa điểm chế biến phải tiến hành tháo dỡ ngay dược liệu, không để trên xe lâu dược liệu dễ bị hấp hơi, ngưng tụ nước hoặc nhũn do nóng làm giảm chất lượng
Kỹ thuật sơ chế
Kỹ thuật sơ chế Kim Tiền Thảo theo GACP-WHO
Kim tiền thảo được tập kết tại điểm chế biến, bên dưới lót bạt;
• Rửa sạch dược liệu bằng hệ thống rửa ngược dòng 3 nước, khoảng 400kg dược liệu hoặc khi nước bẩn thì thay toàn bộ nước. Trong quá trình rửa đồng thời tiến hành nhặt bỏ cát, đá, tạp vật. Để ráo dược liệu;
• Dùng dao to bản, sắc bén có thớt kê hoặc sử dụng dao thái thuốc chuyên dụng băm, cắt sản phẩm thành từng đoạn dài khoảng 5cm để phơi hoặc sấy;
• Nếu phơi dưới ánh nắng mặt trời thì cần trải bạt xuống nền sân để phơi, không phơi trực tiếp dược liệu xuống sân. Thường xuyên trộn hay đảo cho dược liệu khô đều và không bị hấp hơi. Cần cố gắng đạt được độ khô đồng đều để tránh nấm, mốc;
• Không được cho gia súc, gia cầm, chim chóc, côn trùng, loài gặm nhấm và loài có hại khác vào khu vực sân phơi;
• Phơi cho đến khi dược liệu khô giòn, dùng tay bẻ cành dược liệu một cách dễ dàng không có cảm giác quánh, rai có thể đóng bao để cất trữ, độ ẩm của dược liệu khi cất trữ phải dưới 12%;
• Nếu sấy thì đảm bảo chế độ sấy: nhiệt 30-350C, độ ẩm 25-45%, tốc độ gió 3,5m/s để dược liệu giữ được màu sắc, mùi và hoạt chất;
• Trong khi phơi mà gặp trời mưa phải chuyển vào nhà và tãi mỏng ra, không đắp đóng dược liệu sẽ sinh nhiệt làm giảm chất lượng và mầu sắc dược liệu.
Đóng gói, ghi nhãn và bảo quản
Phiếu đóng gói Kim Tiền Thảo theo GACP-WHO
ĐÓNG GÓI
• Kim tiền thảo được đóng gói vào bao dứa dầy, buộc kín. Quy cách bao bì theo yêu cầu của đơn vị sản xuất hoặc đơn vị tiêu dùng;
• Trong quá trình đóng gói, người đóng gói phải sử dụng bảo hộ lao động, bao gồm: mũ vải, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang;
• Khi đóng gói, không được hút thuốc, ăn uống hay thực hiện các hành vi khác có nguy cơ làm ô nhiễm dược liệu.
GHI NHÃN
• Thực hiện theo tiêu chuẩn GACP-WHO trong mục 3.10. Ghi chép sổ sách và truy xuất nguồn gốc.
Mẫu nhãn dược liệu của cơ sở:
BẢO QUẢN
• Thực hiện nghiêm khâu chế biến và đóng gói là hai biện pháp quan trọng hàng đầu góp phần bảo quản dược liệu tốt và an toàn;
• Nơi tạm trữ phải tránh xa với những khu vực có chất gây ô nhiễm, xăng dầu, gia súc, gia cầm, côn trùng, loài gặm nhấm và các vật gây hại khác. Tạm trữ ở nơi thông thoáng, không bị ẩm mốc, không bị dột khi trời mưa;
• Không để các bao dược liệu trực tiếp xuống nền nhà, cần được cách ly giữa nền nhà và bao dược liệu bằng một lớp giá kê. Không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào để bảo quản dược liệu.
HƯỚNG DẪN GHI CHÉP SỔ SÁCH
Các hoạt động liên quan đến trồng, chăm sóc và thu hái dược liệu phải được ghi chép cẩn thận vào SỔ GHI CHÉP phục vụ công tác quản lý chất lượng dược liệu theo hướng dẫn GACP-WHO và đảm bảo truy xuất được nguồn gốc dược liệu. Sau đây là các mẫu biểu trong SỔ GHI CHÉP khi áp dụng GACP-WHO
Bìa sổ ghi chép dược liệu Kim Tiền Thảo theo GACP-WHO
BIỂU 1: KIỂM TRA VIỆC GHI CHÉP (do cán bộ kỹ thuật ghi)
Ngày | Nội dung | Nhận xét, đánh giá | Yêu cầu khắc phục | Tên người kiểm tra |
|
|
| ||
|
|
| ||
|
|
|
BIỂU 2: MUA/ TIẾP NHẬN VẬT TƯ ĐẦU VÀO (giống, phân bón, thuốc BVTV…)
Ngày mua/ tiếp nhận | Tên vật tư (ghi đúng tên trên nhãn) | Số lượng (g,kg, ml, gói) | Hạn dùng | Giá mua | Tên và địa chỉ người bán | Nơi cất trữ | Ngày sử dụng | Số lượng sử dụng |
|
|
|
| |||||
|
|
|
| |||||
|
|
|
|
BIỂU 3: THEO DÕI SỬ DỤNG PHÂN BÓN
STT | Thời gian | Mã số / tên thửa | Tên phân bón (ghi đúng tên trên nhãn) | Nơi sản xuất | Số lượng | Phương pháp | Người thực hiện |
|
|
|
| ||||
|
|
|
| ||||
|
|
|
|
BIỂU 4: THEO DÕI SỬ DỤNG THUỐC BVTV
STT | Thời gian | Mã số/ tên thửa | Loại sâu bệnh | Tên thuốc (ghi đúng tên trên nhãn) | Nơi sản xuất | Số lượng dùng (g,kg,ml, gói) | Phương pháp dùng | Người thực hiện |
|
|
|
| |||||
|
|
|
| |||||
|
|
|
|
BIỂU 5: THEO DÕI SỬ DỤNG GIỐNG
Thời gian | Nguồn gốc giống (nơi cung cấp/số lô nếu có) | Số lượng | Bộ phận dùng làm giống | Phương pháp xử lý giống | Mã số/tên thửa | Người thực hiện | Ghi chú |
|
|
|
| ||||
|
|
|
| ||||
|
|
|
|
BIỂU 6: THEO DÕI TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH
Thời gian | Công việc thực hiện | Mã số/tên thửa | Người thực hiện | Ghi chú (các bất thường, cách khắc phục, chi tiết hoạt động nếu có) |
|
|
| ||
|
|
| ||
|
|
|
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
TIÊU CHUẨN GACP-WHO: DIỆP HẠ CHÂU
TIÊU CHUẨN GACP-WHO: CÀ GAI LEO
TIÊU CHUẨN GACP-WHO: ĐINH LĂNG
TOP 30 DƯỢC LIỆU ĐẠT CHUẨN GACP-WHO TẠI VIỆT NAM