NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỂM CHÍNH BẠN CẦN NẮM!

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỂM CHÍNH BẠN CẦN NẮM!

Thực phẩm hữu cơ (organics) đã bùng nổ và ngày càng phát triển trong hai thập kỷ qua, hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hữu cơ đang vượt xa nguồn cung do sự xuất hiện của xu hướng “sống xanh – sống sạch” không chỉ phổ biến ở cá nước phát triển mà còn dần được ưa chuộng tại các khu vực Châu Á. Giá trị thị trường của thực phẩm hữu cơ toàn cầu đạt 201 tỷ USD vào năm 2020, tăng thêm 20 tỷ đô vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt 564 tỷ đô vào năm 2030. Có thể thấy, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thuần thiên nhiên không qua sử dụng các chất hóa học. Chính vì vậy, để có thể bắt kịp xu thế thị trường, chúng ta cần hiểu rõ hơn về nông nghiệp hữu cơ, hãy cùng công ty Hồng Đài Việt tìm hiểu thêm nhé!

Nông nghiệp hữu cơ là gì? Canh tác hữu cơ là gì?

Trong nông nghiệp, việc sử dụng các sản phẩm hóa học như: thuốc diệt cỏ hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học sẽ gây ô nhiễm cho môi trường đất, làm nông sản và nguồn nước bị nhiễm độc,... làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và chất lượng cuộc sống của con người.

Theo quan điểm của Tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM): “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất.”

Vậy canh tác hữu cơ là gì? Dựa theo quan điểm trên, có thể hiểu một cách đơn giản rằng canh tác hữu cơ là một hình thức sản xuất nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ hoàn toàn sản phẩm có chứa chất hóa học như: thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ hóa học, chất kích thích trong chăn nuôi, chất điều tiết tăng trưởng cây trồng,...  Trong quá trình canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ, người nông dân chủ yếu dựa vào việc quay vòng mùa vụ kết hợp với các chế phẩm, tận dụng chất thải nông nghiệp để tái sử dụng.

VÌ sao cần trồng cây theo phương pháp hữu cơ?

Mục đích hàng đầu của việc phát triển hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ là nâng cao sức khỏe và năng suất của đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.

Theo Tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế IFOAM: “Nông nghiệp hữu cơ có vai trò quan trọng trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật, từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người.”

Tóm lại, canh tác nông nghiệp hữu cơ giúp cải thiện, duy trì cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp; hạn chế việc khai thác quá mức; gây ô nhiễm môi trường; giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên không thể tái tạo; sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại và chất lượng cao;… Ngoài ra, mô hình này còn đảm bảo, duy trìgia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất; củng cố các chu kỳ sinh học, dinh dưỡng trong nông trại; bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa; đa dạng hóa phương thức trồng trọt và chăn nuôi sao cho phù hợp với điều kiện địa phương;…

Yêu cầu chung khi thực hành trồng hữu cơ

  • Cấm phá rừng tự nhiên, rừng phòng hộ để canh tác hữu cơ;
  • Cấm đốt thân cây, rơm rạ trừ trường hợp canh tác chuyển vụ truyền thống;
  • Cấm sản xuất song song: Cây trồng ở ruộng hữu cơ phải khác cây trồng ở ruộng truyền thống;
  • Không được xử lý hạt giống bằng thuốc trừ sâu trong danh mục cấm;
  • Cấm sử dụng hoá chất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ…);
  • Cấm sử dụng hoóc-môn tổng hợp, chất kích thích tăng trưởng;
  • Cấm sử dụng các loại vật tư đầu vào chứa vật liệu biến đổi gen (GMOs);
  • Không sử dụng phân lấy từ các trang trại chăn nuôi công nghiệp để tránh tình trạng tồn dư tạp chất không mong muốn như thuốc kích thích, hoóc-môn tăng trưởng và chất cấm khác;
  • Cấm sử dụng phân bắc, phân ủ đô thị;
  • Cấm sử dụng bình phun đã sử dụng cho ruộng truyền thống sang ruộng hữu cơ;
  • Cấm sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng gây hại trong kho chứa sản phẩm (vd: thuốc xịt kiến, gián…).

Những yêu cầu chung khi thực hành trồng hữu cơ

Những yêu cầu chung khi thực hành trồng hữu cơ

Những điều nên làm khi thực trồng hữu cơ

Quản lý dinh dưỡng vùng trồng

- Phân bón hữu cơ nên gồm nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau như phân chuồng, phân xanh và các chất khoáng khác có nguồn gốc tự nhiên;

- Phân gia súc có thể được sử dụng khi đã hoai mục hoặc phải được ủ nóng. Nếu phân gia súc không được ủ thì sau bón 120 ngày mới được thu hoạch;

- Phân khoáng chỉ được sử dụng làm nguồn bổ sung từ các nguồn đã được phê chuẩn bởi tổ chức chứng nhận hữu cơ như đá khoáng phốt phát (lân nung chảy);

- Được sử dụng tro bếp, đá vôi, vôi bột, đá trầm tích khi cần;

- Được bổ sung dinh dưỡng vi lượng từ nguồn khoáng tự nhiên (như đồng, cô ban, sulphat, selen, bo, mangan, mô líp đen, kẽm, i-ốt, sắt; Không được phép sử dụng Nitrate và chlorua);

- Được sử dụng phân vi sinh được làm từ các nguyên liệu tự nhiên;

- Được dùng chế phẩm EM dạng lỏng, rỉ đường, phân giun, nước dịch do giun được nuôi từ chất thải có nguồn gốc thực vật hoặc phân động vật được phép áp dụng trong sản xuất hữu cơ;

- Được dùng giá thể nuôi nấm không bị xử lý bằng thuốc trừ nấm, vỏ trấu;

- Được dùng các vật liệu tự nhiên thu gom từ chính trang trại hoặc bên ngoài để làm phân ủ và làm lớp phủ (rơm rạ, vỏ trấu, mùn cưa, cây xanh, vỏ hạt cà phê, vỏ trấu…).

Trong quản lý sâu bệnh hại và côn trùng

- Được dùng các dung dịch hoặc chiết xuất từ thực vật có tác dụng kiểm soát côn trùng (vd: cây thuốc lá, cây dây mật, xoan Ấn Độ);

- Được dùng chế phẩm sinh học như dung dịch làm từ tỏi, gừng, ớt;

- Sử dụng bẫy côn trùng: Bẫy dính (có chất dẫn dụ hoặc keo/ mỡ feromon); bẫy đèn, bẫy chuột;

- Dùng các loại cây xua đuổi côn trùng như cỏ sả, cỏ tranh và hoa cúc;

- Được dùng (nhưng phải thận trọng) các vật liệu để kiểm soát nấm mốc, vi khuẩn và côn trùng như lưu huỳnh, đồng, dầu khoáng pha nước tỷ lệ 1%, thuốc vi sinh BT (Bacillus thuringensis) và thuốc muối Sodium bicarbonate.

Dung dịch ớt tỏi gừng để ngừa sâu bệnh theo phương pháp hữu cơ

Dung dịch ớt tỏi gừng để ngừa sâu bệnh theo phương pháp hữu cơ

Qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm được những khái niệm sơ bộ và yêu cầu chung về nông nghiệp hữu cơ, tiếp theo hãy cùng công ty Hồng Đài Việt tìm hiểu về cách áp dụng canh tác hữu cơ cho các loại cây cụ thể qua các bài viết sau đây nhé:

 

← Bài trước Bài sau →