TÓM TẮT HƯỚNG DẪN GACP–WHO – NHỮNG ĐIỂM CHÍNH BẠN CẦN NẮM!

TÓM TẮT HƯỚNG DẪN GACP–WHO – NHỮNG ĐIỂM CHÍNH BẠN CẦN NẮM!

Tính thiết yếu và hội nhập của GACP trong vấn đề đảm bảo chất lượng dược liệu và cạnh tranh khi hội nhập là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên bạn có cảm thấy hướng dẫn GACP - WHO quá khó đọc, dài dòng? Sau đây là những điểm chính đã được tóm gọn lại cho bạn đọc.

Đầu tiên trước khi đi sâu vào hướng dẫn GACP của WHO, chúng ta hãy điểm qua một số thông tin đã nhé.

GACP là gì? Tiêu chuẩn GACP-WHO là gì?

GACP là từ viết tắt của cụm Good Agricultural and Collection Practices – Thực hành tốt Nuôi trồng và Thu hái.

GACP-WHO là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về Thực hành tốt Trồng trọt và Thu hái dược liệu do WHO soạn thảo. 👉 Xem kỹ hơn tại đây

VÌ sao cần GACP khi nuôi trồng dược liệu?

- Tổng giá trị thị trường dược liệu quốc gia và toàn cầu đạt 230 tỷ USD vào năm 2021. Xu hướng quay về với các loại thuốc dược liệu và y học cổ truyền đang ngày càng gia tăng.

- Người dân khai thác quá mức nguồn dược liệu trong tự nhiên dẫn đến một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, ảnh hưởng đến môi trường và sinh thái.

- Quá trình nuôi trồng và sản xuất nguyên liệu dược liệu không đạt chuẩn sẽ dẫn đến thành phẩm kém chất lượng, gây nguy hại cho người tiêu dùng

- Các quốc gia Châu Âu và Mỹ yêu cầu nguồn nguyên liệu sạch được trồng và thu hái theo GACP. Đê có thể xuất khẩu dược liệu cạnh tranh với các quốc gia mạnh về dược liệu như Trung Quốc, Nhật bản, Ấn Độ,...chúng ta cần phải chuẩn hóa nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế GACP. 

Tóm tắt hướng dẫn GACP – WHO

Chọn vùng trồng

Theo GACP, cần chọn vùng có điều kiện tự nhiên (điều kiện sinh thái, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, loại đất, độ phì nhiêu, khả năng thoát và giữ nước, độ pH…) phù hợp nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây trồng.
• Không trồng, thu hái ở những vùng có nguy cơ gây ô nhiễm, lan truyền, phát tán các tác nhân gây độc hại và khói bụi như khu công nghiệp, lò gạch, nhà máy xi măng, khu đổ rác thải, bệnh viện, nghĩa trang, khu đất tồn dư kim loại nặng hay hoá chất độc hại;
• Cần kiểm nghiệm mẫu đất để đánh giá các chỉ tiêu độc hại tồn dư (vd: các kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật gây hại), đảm bảo dưới mức cho phép theo các văn bản của cơ quan quản lý ban hành;

Bảng 01: Giới hạn một số kim loại nặng trong đất trồng theo Quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT.

Thông số

Asen (As)

Cadimi (Cd)

Chì (Pb)

Kẽm (Zn)

Đồng (Cu)

Giá trị giới hạn (≤ mg/kg đất khô)

15

1,5

70

200

100

 

GACP cũng yêu cầu kiểm nghiệm chất lượng đất để chọn nơi trồng phù hợp và đưa ra chế độ phân bón hợp lý;
• Cần quy hoạch vùng trồng tập trung để dễ quản lý
và cơ giới hoá.

Không trồng, thu hái dược liệu ở vùng có nguy cơ ô nhiễm

Không trồng, thu hái dược liệu ở vùng có nguy cơ ô nhiễm

Nguồn nước tưới

• Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm (nước thải khu công nghiệp, bệnh viện, khu dân cư tập trung hay các trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc, gia cầm, nước phân, nước tiểu v.v);
• Kiểm nghiệm nguồn nước tưới để đánh giá các chỉ tiêu độc hại tồn dư (vd các kim loại nặng, hoá chất, vi sinh vật gây hại, khuẩn E.coli,…) đảm bảo dưới mức cho phép theo các văn bản của Cơ quan quản lý ban hành.

Bảng 02: Giới hạn một số kim loại nặng trong nước tưới tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước tưới tiêu QCVN 39: 2011/BTNMT.

Thông số

Asen (As)

Cadimi (Cd)

Chì (Pb)

Kẽm (Zn)

Đồng (Cu)

Giá trị giới hạn (≤ mg/lít)

0,05

0,05

0,01

0,001

200

Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm

Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm

Giống và nguyên liệu làm giống theo GACP-WHO

• Chọn đúng loài, loại giống tốt nhất và rõ nguồn gốc;
• Chất lượng giống được đảm bảo theo tiêu chuẩn ngành (xuất xứ, nơi sản xuất, tiêu chuẩn đạt yêu cầu);
• Nếu tự sản xuất giống, phải có hồ sơ ghi chép đầy đủ quá trình sản xuất và đánh giá theo tiêu chuẩn ngành;
• Quản lý và kiểm soát được nguồn bệnh trong quá trình sản xuất, lưu trữ và lưu thông giống

Phân bón

• Không sử dụng phân tươi và rác thải công nghiệp;
• Chỉ dùng các loại phân hoá học trong danh mục phân bón được phép sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam;

Sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc: Đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng đối tượng, đúng cách, đúng thời điểm, đúng nhu cầu và cân đối giữa các loại phân;
• Nên sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục

Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục

Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục

Quản lý sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

• Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM:

- Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng và xử lý đất trước khi trồng;
- Sử dụng hạt giống và cây giống khoẻ;
- Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng;
- Sử dụng phân bón hợp lý và phân hữu cơ đã hoai mục;
- Canh tác đúng kỹ thuật và đúng thời vụ;
- Thực hiện luân canh và vệ sinh đồng ruộng;
- Áp dụng các giải pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh.
• Trường hợp phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
- Chỉ sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ cây trồng khi không còn biện pháp nào khác;
- Ưu tiên dùng thuốc có nguồn gốc sinh học và thuốc có thời gian phân hủy nhanh;
- Chỉ sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép của Bộ NN&PTNT và theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật;
- Sử dụng thuốc rõ nguồn gốc, đảm bảo thời gian cách ly và dư lượng tối đa cho phép;
- Sử dụng theo nguyên tắc 4 ĐÚNG (Đúng loại - Đúng liều– Đúng cách-Đúng đối tượng);
- Các loại hoá chất bảo vệ cây trồng và kích thích sinh trưởng chỉ sử dụng ở mức tối thiểu;
- Vỏ bao bì thuốc BVTV phải được thu gom và x lý đúng quy trình.

Vỏ bảo bì thuốc BVTV được thu gom về đúng nơi quy định

Vỏ bảo bì thuốc BVTV được thu gom về đúng nơi quy định

Thu hoạch

• Thu hoạch vào ngày nắng ráo và xử lý sau thu hoạch ngay;
• Dụng cụ thu hoạch phải sạch;
• Bao bì, dụng cụ chứa đựng dược liệu phải sạch, khô, không có tạp chất và cất giữ nơi không bị ô
nhiễm;
• Tránh làm dập nát, nén chặt dược liệu trong quá trình thu hoạch và vận chuyển;
• Sau thu hoạch phải loại bỏ dược liệu bị dập nát và tạp chất khác.

Sơ chế

• Thực hiện sơ chế dược liệu càng sớm càng tốt bằng biện pháp và quy trình thích hợp;
• Nếu giữ sản phẩm tươi phải thực hiện ngay bằng các phương pháp và thiết bị thích hợp;
• Không dùng chất bảo quản. Nếu được phép, cần tuân thủ quy định về chất phụ gia thực phẩm;
• Tránh phơi trực tiếp trên nền đất/ xi măng;
• Rải dược liệu thành lớp mỏng trên khung phơi đặt cao hơn mặt đất;
• Khu vực phơi dược liệu phải xa các nguồn có thể gây ô nhiễm (chuồng trại, thùng rác, v.v) và tránh các loài côn trùng, gặm nhấm và loài có hại khác kể cả thú nuôi

Đóng gói, vận chuyển và lưu kho

Kho dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO của công ty Hồng Đài Việt

Kho dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO của công ty Hồng Đài Việt

• Dùng vật liệu đóng gói sạch, khô, không bị ô nhiễm và đạt tiêu chuẩn;
• Đóng gói theo quy định tiêu chuẩn (của nhà sản xuất hoặc nhà tiêu thụ);
• Sau khi đóng gói, cần ghi nhãn mác rõ ràng;

Thông tin lưu hồ sơ lô hàng gồm: tên sản phẩm, đặc tính, nơi sản xuất, số lô, trọng lượng, số hiệu, ngày và người đóng gói;
• Phương tiện vận chuyển được chống ẩm, thông
hơi tốt, hàng để trên kệ cách mặt sàn và thành xe;
• Kho chứa dược liệu phải sạch, thông thoáng,
không ô nhiễm, không chiếu ánh sáng trực tiếp, có phương tiện bảo vệ chống chuột, côn trùng và gia súc.

Nhân sự (người trồng, người thu hái, người vận chuyển và người chế biến):.

• Không sử dụng lao động khi phát hiện dấu hiệu mang các bệnh truyền nhiễm;
• Phải hiểu biết về loại cây thuốc đang trồng (nhận
dạng thực vật, các đặc tính canh tác và yêu cầu môi trường);
• Được hướng dẫn, đào tạo về bảo vệ môi trường,
bảo tồn các loài thảo dược và việc quản lý nông nghiệp một cách phù hợp;
• Được hướng dẫn, đào tạo đầy đủ cách sử dụng
hoá chất nông nghiệp (thuốc BVTV, phân hoá học);
• Phải sủ dụng bảo hộ lao động thích hợp khi sử
dụng hoá chất;
• Được tập huấn và tuân thủ quy định vệ sinh cá
nhân trong quá trình sản xuất

Ghi chép sổ sách và truy xuất nguồn gốc

GACP-WHO yêu cầu:

• Hoạt động sản xuất phải được ghi chép vào hệ thống nhật ký được thiết lập;
• Trên bao bì đựng sản phẩm phải có nhãn ghi các
thông tin về sản phẩm một cách đầy đủ;
• Nội dung thông tin gồm: Tên sản phẩm, khối lượng,
số lô, ngày đóng gói. Thông tin trên nhãn phải rõ ràng và không tẩy xóa;
• Nếu bao bì được in sẵn thì điền thông tin vào theo
quy định. Nếu không được in sẵn thì việc ghi và dán nhãn phải thống nhất ở vị trí nhất định trên bao bì để thuận tiện cho công tác kiểm tra và nhập hàng;
• Nên dán nhãn vào vị trí trên sườn bao bì để có thể
nhìn thấy dễ dàng khi xếp trên kệ.

← Bài trước Bài sau →